Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 1 | 11 BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 7 – 003 NỘI DUNG: CHƯƠNG VII – SINH THÁI HỌC Câu 1. Đồ thị biểu diễn sự sinh trưởng của quần thể trong tự nhiên thường có dạng hình chữ S. Giải thích nào dưới đây là đúng? A. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể còn tương đối ít. B. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể gần đạt kích thước tối đa. C. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vượt qua điểm uốn trên đồ thị sinh trưởng của quần thể. D. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vừa bước vào điểm uốn trên đồ thị sinh trưởng của quần thể. Câu 2. Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí? A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm mất nhiều alen có lợi của quần thể. B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại. C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di – nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại. Câu 3. Cho các nhóm sinh vật sau: I. Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn. II. Cây tràm trong quần xã rừng U Minh. III. Bò rừng Bizong sống trong các quần xã đồng cỏ ở Bắc Mĩ. IV. Cây cọ trong quần xã vùng đồi Vĩnh Phú. V. Cây lim trong quần xã rừng lim Hữu Lũng, Lạng sơn. VI. Cây lau, lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới. Có bao nhiêu dạng sinh vật thuộc loài ưu thế? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4. Khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã, cho các phát biểu sau: I. Trong các quần xã trên cạn, loài ưu thế thường là các loài thực vật có hạt. II. Loài ưu thế thường có số lượng nhiều và có vai trò khống chế sự phát triển của loài khác. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 2 | 11 III. Loài đặc trưng có thể là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. IV. Loài chỉ có mặt ở một quần xã nào đó gọi là loài đặc trưng. Có bao nhiêu phát biểu không đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ như sau: Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất. II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C. III. Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước của hai quần thể này sẽ bằng nhau. IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, B, C, D. A. 1 B. 2 C. 3 D. 0 Câu 6. Mỗi quan hệ của 2 chuỗi thức ăn cơ bản như thế nào? A. Chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng mùn bã sinh vật là hệ quả của chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. Hai chuỗi thức ăn hoạt động đồng thời, song chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng luôn trở thành ưu thế. B. Chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng mùn bã sinh vật độc lập với chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. Hai chuỗi thức ăn hoạt động đồng thời, song tùy nơi, tùy lúc mà 1 trong 2 chuỗi trở thành ưu thế. C. Chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng mùn bã sinh vật là hệ quả của chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. Hai chuỗi thức ăn hoạt động đồng thời, song tùy nơi, tùy lúc mà 1 trong 2 chuỗi trở thành ưu thế. D. Chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng mùn bã sinh vật là hệ quả của chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. Hai chuỗi thức ăn không hoạt động đồng thời, tùy nơi, tùy lúc mà 1 trong 2 chuỗi trở thành ưu thế. Câu 7. Khi nói về cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể, có các phát biểu sau: I. Khi số lượng cá thể của quần thể biến động thì các nhân tố sinh thái vô sinh có vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức cân bằng. II. Hiện tượng “tự tỉa thưa” là kết quả cạnh tranh giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau, và có vai trò là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. III. Ở động vật, khi mật độ cá thể cao thì dẫn đến những đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính sinh thái đều thay đổi và dẫn đến sự di cư, qua đó giúp điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Quần thể A B C D Diện tích khu phân bố (ha) 25 193 240 195 Mật độ (cá thể/ha) 10 20 15 25 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 3 | 11 IV. Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh là những nhân tố điều chỉnh kích thước quần thể Trong quan hệ con mồi – vật ăn thịt, thì khi số lượng con mồi tăng thì hiệu quả tấn công của vật ăn thịt cũng tăng theo. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Nhóm loài ngẫu nhiên là? A. Nhóm loài có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này bị suy vong vì một nguyên nhân nào đó. B. Nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. C. Nhóm loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. D. Nhóm loài có tần số xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng làm tăng mức độ đa dạng cho quần xã. Câu 9. Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,6 oC. trong điều kiện nắng ấm của miền nam sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình sau 56 ngày. Ở miền bắc nhiệt độ trung bình trong năm thấp hơn miền nam là 4,8 oC, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80 ngày, cho các nhận xét sau: (1) Tổng nhiệt hữu hiệu của sâu là 896 độ.ngày (2) Nhiệt độ trung bình của miền nam là 30,6 oC. (3) Nhiệt độ trung bình của miền bắc là 20,8 oC. (4) Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền Bắc là 9 thế hệ. (5) Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền Nam là 7 thế hệ. Số nhận xét đúng là: A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 10. Cỏ là nguồn thức ăn cho côn trùng ăn lá, chim ăn hạt và thỏ; thỏ làm mồi cho mèo rừng. Đàn mèo rừng trên đồng cỏ mỗi năm gia tăng 360kg và bằng 30% lượng thức ăn mà chúng đồng hóa được từ thỏ. Trong năm đó thỏ vẫn còn 75% tổng sản lượng để duy trì ổn định của loài. Biết sản lượng cỏ là 10 tấn/ha/năm. Côn trùng sử dụng 20% tổng sản lượng cỏ và hệ số chuyển đổi thức ăn trung bình qua mỗi bậc dinh dưỡng là 10%. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây đúng? A. Khối lượng thức ăn mèo rừng đồng hóa được 2400 kg/năm. B. Sản lượng cỏ còn lại sau khi cung cấp cho côn trùng là 2 tấn/ha/năm. C. Sản lượng chung của thỏ là 48000 kg/năm. D. Khối lượng thỏ làm thức ăn cho mèo rừng là 1200 kg/năm. Câu 11. Một hệ sinh thái điển hình được cấu trúc bởi các thành phần sau đây: 1. Sinh vật sản xuất 2. Sinh vật tiêu thụ [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 4 | 11 3. Sinh vật phân hủy 4. Các chất vô cơ (CO2,O2, H2O, CaCO3, …) 5. Các chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, enzim, hoocmon, …) 6. Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, …) Số phương án đúng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 12. Khi nói về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu dưới đây? 1. Trong hệ sinh thái, các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường vô sinh của sinh cảnh tạo nên các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng. 2. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh như một cơ thể. 3. Trong giới hạn sinh thái của mình, hệ không thể tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định. 4. Một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước ao, một bể cá cảnh và hệ sinh thái lớn nhất là Trái Đất. 5. Hệ sinh thái luôn là một hệ động lực hở và tự điều chỉnh. A. 4. B. 5. C. 1. D. 3. Câu 13. Khi nói về hệ sinh thái nhân tạo, có một số nhận xét sau: 1. Các hệ sinh thái nhân tạo tức là những hệ sinh thái do con người tạo ra. 2. Hệ sinh thái nhân tạo đa dạng về kích cỡ , về cấu trúc . . . , lớn như các hồ chứa, đồng ruộng, nương rẫy canh tác, các thành phố, đô thị... và nhỏ như những hệ sinh thái thực nghiệm (một bể cá cảnh, một hệ sinh thái trong ống nghiệm...). 3. Nhiều hệ có cấu trúc đa dạng chẳng kém các hệ sinh thái tự nhiên (như thành phố, hồ chứa...). 4. Hệ sinh thái nhân tạo thường rất ổn định. 5. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng kéo dài sự sống của các cộng đồng sinh vật tham gia vào nó. 6. Hệ sinh thái nhân tạo có đặc tính của hệ sinh thái trẻ. Số nhận xét đúng là A. 4. B. 1. C. 6. D. 2. Câu 14. Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên, có một số nhận xét được đưa ra như sau: 1. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. 2. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. 3. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 5 | 11 4. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. Số nhận xét đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 15. Có bao nhiêu tính chất đúng với sinh quyển trong số các tính chất liệt kê dưới đây? 1. Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật ở các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất. 2. Sinh quyển dày khoảng 5 km, bao gồm đáy đại dương và bề mặt Trái Đất. 3. Trong sinh quyển, sinh vật và các nhân tố vô sinh liên quan mật thiết với nhau qua các chu trình sinh- địa- hóa. 4. Sinh quyển được chia thành nhiều khu vực sinh học. A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 16. Biến đổi khí hậu trên Trái Đất đang gây ra tình trạng hạn hán, nắng nóng và xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của nước ta. Hoạt động nào của con người đã trực tiếp gây ra tình trạng nói trên: 1. Phá rừng bừa bãi để lấy đất canh tác. 2. Khai thác và sử dụng quá nhiều các nguồn nhiên liệu hóa thạch. 3. Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học. 4. Sử dụng quá nhiều các loại thuốc trừ sâu hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Số phương án đúng: A. 2. B. 1. C. 3 D. 4. Câu 17. Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên: (1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. (2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp. (4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất. (5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 18. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? 1. Chuỗi thức ăn được bắt đầu từ sinh vật sản xuất thường chiếm ưu thế trong các hệ sinh thái trẻ 2. Mỗi loài sinh vật có thể đứng ở nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau trong lưới thức ăn 3. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi 4. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn 5. Lưới thức ăn của vùng có vĩ độ thấp thường kém đa dạng hơn ở vùng có vĩ độ cao A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 19. Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng? (1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao (2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 6 | 11 (3) Tránh đốt rừng làm nương rẫy (4) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn tự nhiên (5) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 20. Để phát triển một nền kinh tế - xã hội bền vững thì trong chiến lược phát triển bền vững cần tập trung vào mấy giải pháp trong các giải pháp sau đây? 1. Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh. 2. Phá rừng làm nương rẫy, canh tác theo lối chuyên canh và độc canh. 3. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên tái sinh (đất, nước, sinh vật…). 4. Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường. 5. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hóa học… trong sản xuất nông nghiệp. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 21. Một hệ sinh thái có nhiệt độ cao, lượng mưa cao; có nhiều cây sống bì sinh, khí sinh; côn trùng đa dạng, động vật cỡ lớn. Trong số các đặc điểm sau, hệ sinh thái này có bao nhiêu đặc điểm đúng? (1) Chứa các loài rộng nhiệt. (2) Có độ đa dạng cao. (3) Ít xảy ra sự phân tầng. (4) Có năng suất sinh học cao. (5) Có lưới thức ăn phức tạp. (6) Mỗi loài có ổ sinh thái rộng. A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 22. Về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai? 1. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. 2. Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. 3. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. 4. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã có tác động lẫn nhau và tác động qua lại với sinh cảnh. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 23. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? 1. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. 2. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn. 3. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 7 | 11 4. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. 5. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. 6. Tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều chuyển cho các sinh vật phân giải. 7. Trong hệ sinh thái trên cạn, năng lượng được tích lũy lớn nhất ở bậc dinh dưỡng cấp 1. 8. Năng lượng bị tiêu hao do hô hấp, vận động, sinh nhiệt chiếm khoảng 70%, mất đi do các bộ phận bị rơi rụng, chất thải, bài tiết…khoảng 10%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng khi nói về các dạng tài nguyên thiên nhiên? 1. Có 2 dạng tài nguyên thiên nhiên là: Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh. 2. Tài nguyên tái sinh là dạng sau khai thác, chúng có khả năng tự phục hồi. 3. Tài nguyên không tái sinh là dạng càng khai thác càng cạn kiệt. 4. Tài nguyên tái sinh chỉ vô tận trong điều kiện khai thác hợp lí. 5. Đa dạng sinh học, năng lượng mặt trời là dạng tài nguyên tái sinh. 6. Nhiên liệu hóa thạch, kim loại, phi kim loại là dạng tài nguyên không tái sinh. A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 25. Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Cho các hoạt động của con người: 1. Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. 2. Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,... cho đời sống và công nghiệp. 3. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội. 4. Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. 5. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. Có bao nhiêu hoạt động nhằm phát triển bền vững hệ sinh thái rừng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 26. Về hệ sinh thái, có mấy phát biểu sau đây là đúng? (1). Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (2). Một hệ nhân tạo vẫn được gọi là hệ sinh thái nếu thiếu thành phần các loài động vật. (3). Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở, tự điều chỉnh. (4). Dựa vào nguồn gốc để phân loại ta có hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh nhân tạo. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 27. Về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai? (1). Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 8 | 11 (2). Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. (3). Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. (4). Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã có tác động lẫn nhau và tác động qua lại với sinh cảnh. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3 Câu 28. Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Có các phát biểu sau: (1) Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du. (2) Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi. (3) Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh. (4). Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn. Phát biểu đúng là: A. (1) đúng; (2) đúng; (3) đúng; (4) sai. B. (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) đúng. C. (1) sai; (2) đúng; (3) đúng; (4) đúng. D. (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) sai. Câu 29. Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người: (1) Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. (2) Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững. (3) Môi trường ngày càng ô nhiễm. (4) Sự bất công trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. (5) Xây dựng ngày càng nhiều các khu bảo tồn thiên nhiên. Có bao nhiêu phương án đúng? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2 Câu 30. Dưới đây liệt kê một số hoạt động của con người trong thực tế sản xuất: (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí (5) Bảo vệ các loài thiên địch (6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động giúp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 31. Cho các nhận định sau: [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 9 | 11 (1) Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. (2) Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. (3) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (4) Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (5) Hệ sinh thái nhân tạo có năng suất sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về điểum khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên? A. 2 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 32. Để thu được năng suất tối đa trên một diện tích mặt nước trong ao nuôi cá, người ta đề xuất sử dụng một số biện pháp sau đây: (1) Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. (2) Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn. (3) Nuôi nhiều loài cá với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng. (4) Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn. (5) Nuôi một loài cá với mật độ thấp để tạo điều kiện cho cá lớn nhanh và sinh sản mạnh. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết có bao nhiêu biện pháp phù hợp? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 33. Qua chu trình Cacbon, một số học sinh rút ra nhận xét sau: (1). Cả thực vật và động vật đều thải CO2 vào khí quyển. (2). Lượng CO2 được thải vào khí quyển tăng cao do hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… (3). Khí CO2 trong khí quyển góp phần làm Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai cho Trái đất. (4). Tất cả cacbon được quần xã sinh vật trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn khép kín. Tổ hợp những câu nhận xét đúng là: A. 1, 2 và 3 B. 2 và 3 C. 2, 3 và 4 D. 1, 2, 3 và 4. Câu 34. Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn, khoảng 90% năng lượng bị mất đi do: (1) Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường (2) Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật (3) Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được (4) Một phần năng lượng bị mất qua chất thải (5) Một phần năng lượng bị mất đi các bộ phận bị rơi rụng (6) Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt xích phía sau Có bao nhiêu phương án trả lời đúng ? A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 10 | 11 Câu 35. Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, xét các kết luận sau: 1. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra đồng thời với sự chuyển hóa năng lượng 2. Trong quá trình chuyển hóa, vật chất bị thất thoát còn năng lượng được quay vòng và tái sử dụng 3. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ khoảng 10% năng lượng được tích lũy 4. Vật chất và năng lượng được chuyển hóa theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái Các kết luận đúng là: A. 1,2,4 B. 1,2,3 C. 1,3,4 D. 1,2,3,4 Câu 36. Các phát biểu về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái: (1) Chuỗi thức ăn thường có ít nhất 5 bậc dinh dưỡng (2) Độ dài của chuỗi thức ăn bị giới hạn bởi sự mất mát năng lượng (3) Phần lớn sản phẩm của hệ sinh thái trên cạn được sử dụng bởi nhóm sinh vật ăn phế liệu (4) Năng lượng sơ cấp thô là phần còn lại của năng lượng được đồng hóa sau hô hấp Có bao nhiêu phát biểu đúng ? A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 37. Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây: I. Sinh vật quang hợp và sinh vật hoá tổng hợp. II. Động vật ăn cỏ, ăn mùn bã và động vật ăn thịt. III. Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí. A. III B. I, II C. II, III D. II Câu 38. Khi so sánh về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo, có một số nhận định sau: 1. Hai hệ sinh thái đều có chung thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vật chất vô sinh và thành phần hữu sinh. 2. Hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu cung cấp cho con người các sản phẩm của cây trồng vật nuôi. 3. Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái thứ sinh do lao động con người tạo ra. 4. Hệ sinh thái nhân tạo thường phức tạp về thành phần loài. 5. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao,… 6. Hệ sinh thái nhân tạo điển hình là hệ sinh thái nông nghiệp. 7. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, do đó tính ổn định của hệ sinh thái tương đối bền vững, khó bị dịch bệnh. Số nhận định đúng là A. 2 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 39. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? 1. Cánh đồng. 2. Bể cá cảnh. 3. Rừng nhiệt đới. 4. Trạm vũ trụ. 5. Thành phố 6. Rừng quốc gia Cúc Phương [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 11 | 11 Số phương án đúng là A. 2 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 40. Bảng dưới đây là bảng sống của một loài động vật không xương sống không xác định với tuổi đời là 5 tháng. Một vài giá trị trong bảng bị thiếu và được thể hiện chữ cái từ A đến J. Lớp tuổi (x) Số lượng sống (nx) Số lượng chết (dx) Tỉ lệ sống sót (lx) Tỉ lệ chết (qx) 0-1 2000 C 1,000 0,944 1-2 112 D 0,056 G 2-3 74 27 0,037 H 3-4 A 43 E I 4-5 B 3 F J Hãy chọn ý đúng: A. Các giá trị A và B lần lượt là 47 và 4. B. Các giá trị G và H lần lượt là 0,019 và 0,014. C. Bảng sống ở trên là dựa trên dữ liệu của nhóm sinh vật cùng lứa tuổi. D. Sinh vật ghi nhận trong bảng có nhiều khả năng có chiến lược chọn lọc K với đường cong sinh trưởng kiểu I. - Hết - Đề thi gồm có 11 trang Giám thị coi thi không giải thích gì them LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 9 Thứ Ngày Giờ Mục tiêu Hai 23/09/2019 08:00 Đăng đề số 1 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học Ba 24/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 1 Tư 25/09/2019 08:00 Đăng đề số 2 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học Năm 26/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 2 Sáu 27/09/2019 08:00 Đăng đề số 3 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học Bảy 28/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 3 Chủ nhật 29/09/2019 08:00 Đăng đề số 4 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học 20:00 Đăng đáp án đề số 4
00:00:00