Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 Đề thi thử THPTQG - Sở GD & ĐT Hưng Yên - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1: Giống thuần chủng là giống có A. kiểu hình ở thế hệ con một số giống bố mẹ. B. đặc tính di truyền đồng nhất nhưng không ổn định qua các thế hệ. C. kiểu hình ở thế hệ sau hoàn toàn giống bố hoặc giống mẹ. D. đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ. Câu 2: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là A. các cặp gen phải nằm trên các cặp NST khác nhau. B. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn. C. các gen không có hòa lẫn vào nhau. D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn. Câu 3: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là A. triplet. B. codon. C. axit amin. D. anticodon. Câu 4: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là A. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. B. mã mở đầu là 5'AUG3', mã kết thúc là 5'UAA3', 5'UAG3'. 5'UGA3'. C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. D. một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một axit amin. Câu 5: Sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành nên một kiểu hình gọi là A. hoán vị gen. B. tương tác gen. C. liên kết gen. D. tính đa hiệu của gen. Câu 6: Bệnh, hội chứng di truyền nào sau đây liên quan đến những biến đổi về số lượng NST giới tính? A. Hội chứng tiếng mèo kêu. B. Hội chứng siêu nữ. C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh bạch tạng. Câu 7: Ở opêron Lac, khi có đường lactôzơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì lactôzơ gắn với A. chất ức chế làm cho nó bị bất hoạt. B. gen điều hòa làm kích hoạt tổng hợp prôtêin. C. enzim ARN polimeraza làm kích hoạt enzim này. D. vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành. Câu 8: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. anticodon. B. gen. C. mã di truyền. D. codon. Câu 9: Vùng mã hóa của gen là vùng A. mang tín hiệu kết thúc phiên mã. HOC24.VN 2 B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã. C. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc. D. mang tín hiệu mã hóa các axit amin. Câu 10: Thứ tự nào sau đây được xếp từ đơn vị cấu trúc đơn giản đến phức tạp về các mức độ cấu trúc của NST? A. Nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit. B. Nuclêôxôm → crômatit → nhiễm sắc thể → sợi cơ bản. C. Nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit. D. Nuclêôxôm → crômatit → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc. Câu 11: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. prôtêin. B. mARN. C. mARN và prôtêin. D. ADN. Câu 12: Loại đột biến làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể là đột biến A. đa bội. B. đảo đoạn. C. lệch bội. D. lặp đoạn. Câu 13: Đột biến cấu trúc NST nào dưới đây có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết A. lặp đoạn. B. chuyển đoạn. C. đảo đoạn. D. mất đoạn. Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen? A. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen. B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. C. Để tính tần số hoán vị gen sử dụng phép lai thuận nghịch. D. Các gen nằm càng gần nhau trên một NST thì tần số hoán vị gen càng cao. Câu 15: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm các thành phần theo trật tự: A. gen điều hòa - vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A). B. gen điều hòa - vùng vận hành - vùng khởi động - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A). C. vùng khởi động - gen điều hòa - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A). D. vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A). Câu 16: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là A. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN. B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung. C. nối các đoạn Okazaki với nhau. D. tháo xoắn phân tử ADN. Câu 17: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng chỉ thiếu 1 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là A. thể tứ bội. B. thể một nhiễm. C. thể bốn nhiễm. D. thể ba nhiễm kép. Câu 18: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc là A. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến. B. tác động của các tác nhân gây đột biến. C. tổ hợp gen mang đột biến. D. điều kiện môi trường sống của thể đột biến. Câu 19: Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN polimeraza đã di chuyển theo chiều HOC24.VN 3 A. từ 3' đến 5'. B. chiều ngẫu nhiên. C. từ 5' đến 3'. D. từ giữa gen tiến ra 2 phía. Câu 20: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy kiểu hình ở thế hệ thứ hai A. đều có kiểu hình giống bố mẹ. B. sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. C. có sự phân ly theo tỷ lệ 1 trội : 1 lặn. D. đều có kiểu hình khác bố mẹ. Câu 21: Thành phần các nguyên tố hóa học cấu tạo nên ADN là A. C, H, O, N. B. C, H, O, N, S. C. C, H, O, N, P. D. C, H, O. Câu 22: Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là A. vùng khởi động. B. vùng mã hóa. C. vùng vận hành. D. vùng điều hòa. Câu 23: Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự A. làm thay đổi hình dạng và chiều dài của NST. B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể. C. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST. D. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST. Câu 24: Thế nào là nhóm gen liên kết? A. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. C. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. D. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. Câu 25: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người (1) Bệnh bạch tạng. (2) Bệnh ung thư máu. (3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Claiphentơ. (6) Bệnh máu khó đông. Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền do đột biến gen gây ra A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 26: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, thiếu sự tác động của một trong 2 gen trội cho hoa hồng, còn nếu thiếu sự tác động của cả 2 gen trội này cho hoa màu trắng. Tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P : Aabb x aaBb. A. 1 đỏ: 1 hồng : 2 trắng. B. 3 đỏ : 1 trắng. C. 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. D. 2 đỏ : 1 hồng : 1 trắng. Câu 27: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ A. 1/2. B. 1/4. C. 1/3. D. 2/3. II. Thông hiểu HOC24.VN 4 Câu 28: Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, phép lai Ab Ab aB aBl ố kiểu tổ hợp là A. 4. B. 6. C. 8. D. 16. Câu 29: Ở người, tính trạng màu mắt do một gen nằm trên NST thường quy định. Gen A quy định mắt nâu, gen a quy định mắt xanh. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, họ sinh được người con mắt xanh. Kiểu gen của bố mẹ là A. AA x Aa. B. Aa x Aa. C. AA x AA. D. Aa x aa. Câu 30: Khi nói về quá trình dịch mã, xét các kết luận sau đây: (1) Ở trên một phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đặc hiệu với mỗi riboxom. (2) Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN. (3) Các riboxom trên mARN trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc. (4) Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp một mARN luôn có cấu trúc giống nhau. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 31: Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị tác động của tác nhân hóa học 5-BU, làm cho gen A đột biến thành gen a. Gen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A là: A. A = T = 401, G = X = 199. B. A = T = 399, G = X = 201. C. A = T = 402, G = X = 199. D. A = T = 399, G = X = 200. Câu 32: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa. A. giao tử n với giao tử n. B. giao tử (n-1) với giao tử n. C. giao tử (n+1) với giao tử n. D. giao tử n với giao tử 2n. Câu 33: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a quy định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao : 1 thấp. B. 3 cao : 1 thấp. C. 5 cao : 1 thấp. D. 11 cao : 1 thấp. HOC24.VN 5 Câu 34: Ở một loài thực vật khi cho cây có kiểu gen Ab aB tự thụ phấn, biết hoán vị gen xảy ra ở 2 bố mẹ với tần số như nhau thì kiểu hình lặn về hai tính trạng trên chiếm tỉ lệ phù hợp là A. 5,29%. B. 16,25%. C. 8,5%. D. 6,76%. Câu 35: Khi cá thể có kiểu gen là AABbCc tự thụ phấn, tính trạng trội đều trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể F1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là: A. 1/8. B. 3/16. C. 1/16. D. 3/8. Câu 36: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C, D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là AB = 1,5cM, BC = 16,5cM, BD = 3,5cM, CD = 20cM, AC = 18cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là A. DABC. B. BACD. C. CABD. D. ABCD. Câu 37: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có ba alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là: A. 3/32. B. 27/64. C. 5/16. D. 15/64. Câu 38: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng? (1) Quá trình nhân đôi có sự hình thành các đoạn okazaki. (2) Nguyên liệu tổng hợp là các axit amin. (3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu sao chép. (4) Quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. (5) Quá trình nhân đôi sử dụng 4 loại nucleotit làm nguyên liệu. A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 39: Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 oA và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến làm thay đổi chiều dài của gen và làm giảm đi 1 liên kết hiđrô thì số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là A. A = T = 526, G = X = 674. B. A = T = 676, G = X = 524. C. A = T = 674, G = X = 526. D. A = T = 524, G = X = 675. III. Vận dụng Câu 40: Cây lanh Linum usitatissimum là giống cây lấy sợi phổ biến ở các nước châu Á, locus chi phối màu sắc hoa có 2 alen trong đó D quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với d quy định hoa trắng. Hai locus khác mỗi locus 2 alen là B/b và A/a cùng chi phối chiều cao cây. Tiến hành phép lai phân tích cây dị hợp 3 locus có kiểu hình thân cao, hoa đỏ được đời con 141 cây thân cao, hoa đỏ : 361 thân cao, hoa trắng : 640 thân thấp, hoa trắng : 861 thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây đem lai phân tích là: A. bDAaBd B. ABDdab C. AaBbDd. D. AbDdaB
00:00:00