Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Đề thi học kì Sở GD & ĐT Cần Thơ - Năm 2018 Câu 1 (Nhận biết): Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,4AA + 0,2Aa + 0,4aa = 1. Theo lí thuyết, kết quả đúng khi cho quần thể này giao phấn qua các thế hệ là A. tần số alen A, a không đổi. B. kiểu gen đồng hợp tử giảm dần. C. tỉ lệ kiểu hình không đổi. D. tần số kiểu gen không đổi. Câu 2 (Nhận biết): Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng là A. gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn. B. các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. C. các gen quy định các cặp tính trạng không hòa vào nhau. D. số lượng cá thể nghiên cứu lớn. Câu 3 (Nhận biết): Enzim cắt giới hạn được dùng trong kĩ thuật chuyển gen là A. pôlimeraza. B. ligaza. C. amilaza. D. restrictaza. Câu 4 (Nhận biết): Trong một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen, p là tần số của alen trội, q là tần số của alen lặn. Quần thể cân bằng di truyền về gen đang xét khi tỉ lệ các kiểu gen của quần thể tuân theo công thức A. p2 + 2pq + q2 = 1. B. p2 + pq + q2 = 1. C. p + pq + q = 1. D. p2 + 4pq + q2 = 1. Câu 5 (Nhận biết): Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ được gọi là A. thoái hóa giống. B. đột biến. C. di truyền ngoài nhân. D. ưu thế lai. Câu 6 (Nhận biết): Ưu thế nổi bật của lai tế bào sinh dưỡng trong công nghệ tế bào thực vật là A. tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử. B. tạo giống cây trồng mang đặc điểm của hai loài. C. nhân nhanh được nhiều giống cây trồng quý hiếm. D. tạo ra nhiều giống cây trồng biến đổi gen. Câu 7 (Nhận biết): Vi khuẩn E.coli mang gen insulin của người đã được tạo ra nhờ A. dung hợp tế bào trần. B. gây đột biến nhân tạo. C. nhân bản vô tính. D. công nghệ gen. Câu 8 (Nhận biết): Đặc điểm của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới là A. tính phổ biến. B. tính đặc hiệu. C. tính liên tục. D. tính thoái hóa. Câu 9 (Nhận biết): Hóa chất 5 - brôm uraxin thường gây đột biến gen dạng thay thế một cặp A. A - T bằng T - A. B. G - X bằng A - T. C. G - X bằng X - G. D. A - T bằng G - X. Câu 10 (Nhận biết): Trong thực tiễn, hoán vị gen góp phần A. tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. B. tổ hợp các gen có lợi về cùng nhiễm sắc thể. C. làm giảm số kiểu hình trong quần thể. D. hạn chế xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp. Câu 11 (Nhận biết): Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen dưới tác dụng của môi trường khác nhau được gọi là A. đột biến. B. tính trạng. C. mức phản ứng. D. biến dị. Câu 12 (Nhận biết): Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là A. restrictaza. B. ARN pôlimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. ligaza. Câu 13 (Nhận biết): Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi A. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. B. prôtêin điều hòa có thể bám vào để ngăn cản sự phiên mã. C. chứa thông tin mã hóa các axit amin trong prôtêin cấu trúc. D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. Câu 14 (Nhận biết): Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm một chiếc được gọi là A. thể ba. B. thể tứ bội. C. thể tam bội. D. thể một. Câu 15 (Nhận biết): Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, crômatit có đường kính là: A. 30 nm. B. 11 nm. C. 700 nm. D. 1400 nm. Câu 16 (Nhận biết): Trong chọn giống cây trồng, hóa chất thường được dùng để gây đột biến đa bội là A. NMU. B. cônsixin. C. EMS. D. 5BU. Câu 17 (Nhận biết): Nhóm động vật có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY là A. châu chấu, ruồi giấm. B. chim, châu chấu. C. người, ruồi giấm. D. chim, bướm. Câu 18 (Nhận biết): Đối tượng chủ yếu được Menđen sử dụng để nghiên cứu di truyền là A. cà chua. B. cải củ. C. ruồi giấm. D. đậu Hà Lan. Câu 19 (Nhận biết): Khi cho quần thể thực vật tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, theo lí thuyết, loại kiểu gen có xu hướng giảm dần là A. đồng hợp tử lặn. B. đồng hợp tử trội. C. dị hợp tử. D. đồng hợp tử. Câu 20 (Nhận biết): Trường hợp một gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là A. gen cấu trúc. B. gen không alen. C. gen đa hiệu. D. gen điều hòa. Câu 21 (Thông hiểu): Cho các quần thể có cấu trúc di truyền như sau: (I) 0,09 AA + 0,42 Aa + 0,49 aa = 1. (II) 0,60 AA + 0,20 Aa + 0,20 aa = 1. (III) 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1. (IV) 0,04 AA + 0,16 Aa + 0,80 aa = 1. Trong số các quần thể trên, các quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền gồm A. (I) và (III). B. (II) và (IV). C. (II) và (III). D. (I) và (II). Câu 22 (Nhận biết): Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không xảy ra hoán vị gen, không đột biến, theo lí thuyết, phép lai cho đời con có 4 loại kiểu hình là A. Ab aB ab ablB. AB aB ab aBlC. Ab aB aB aBlD. AB AB ab abl Câu 23 (Nhận biết): Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để A. nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp. B. giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cắt trên thể truyền. C. dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn. Câu 24 (Thông hiểu): Phát biểu đúng về ưu thế lai là A. biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. B. ở trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen,con lai có ưu thế lai cao. C. con lai có ưu thế lai cao thường được chọn làm giống vì có phẩm chất tốt. D. phương pháp thường được sử dụng để tạo ưu thế lai là tạo dòng thuần. Câu 25 (Nhận biết): Trong sự điều hòa hoạt động của opêron Lac, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế liên kết với A. các gen cấu trúc và ngăn cản quá trình phiên mã. B. gen điều hòa và ngăn cản quá trình phiên mã. C. vùng vận hành và ngăn cản quá trình phiên mã. D. vùng khởi động và ngăn cản quá trình phiên mã. Câu 26 (Nhận biết): Một gen được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit thì có tối đa 64 loại mã bộ ba. Nếu một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit thì số loại mã bộ ba tối đa là A. 8. B. 27 C. 9. D. 12. Câu 27 (Thông hiểu): Một quần thể thực vật tự thụ phấn bắt buộc có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,2 AA + 0,4 Aa + 0,4 aa = 1. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là A. 0,375 AA + 0,05 Aa + 0,575 aa = 1 B. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1 C. 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa = 1 D. 0,575 AA + 0,05 Aa + 0,375 aa = 1 Câu 28 (Nhận biết): Cho các phép lai sau: (I) Aa x aa. (II) Aa x Aa. (III) AA x aa. (IV) AA x Aa. Trong số các phép lai trên, các phép lai phân tích gồm A. (I) và (II). B. (II) và (III). C. (II) và (IV). D. (I) và (III). Câu 29 (Nhận biết): Cho các bước trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến như sau: (I) Tạo dòng thuần chủng. (II) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến. (III) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. Trình tự đúng là A. (I) → (II) → (III). B. (I) → (III) → (II). C. (II) → (III) → (I). D. (II) → (I) → (III). Câu 30 (Nhận biết): Khâu đầu tiên trong kĩ thuật chuyển gen là A. tách ADN nhiễm sắc thể ra khỏi tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn. B. nối đoạn gen cần ghép vào plasmit, tạo nên ADN tái tổ hợp. C. cắt ADN của tế bào cho và ADN của plasmit ở những điểm xác định. D. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép biểu hiện. Câu 31 (Nhận biết): Hai nhiễm sắc thể được kí hiệu như sau: (I) ABCDEG.HKM; (II) ABCDCDEG.HKM. Mỗi kí tự là một đoạn nhiễm sắc thể, dấu chấm tượng trưng cho tâm động. Biết nhiễm sắc thể (I) bị đột biến thành nhiễm sắc thể (II). Dạng đột biến của (I) là A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn. Câu 32 (Thông hiểu): Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), kết quả lai thuận nghịch được mô tả như sau: - Lai thuận: P: ♀ lá xanh x ♂ lá đốm → F1: 100% lá xanh. - Lai nghịch :P:♀ lá đốm x ♂ lá xanh → F1: 100% lá đốm. Nếu cho cây F1 của phép lai thuận tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là A. 25% lá xanh : 75% lá đốm. B. 100% lá xanh. C. 100% lá đốm. D. 75% lá xanh : 25% lá đốm. Câu 33 (Thông hiểu): Trong trường hợp mỗi tính trạng do một gen có hai alen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình thu được từ phép lai AaBbDd x AabbDD lần lượt là: A. 12 và 4. B. 12 và 8. C. 6 và 4. D. 6 và 8. Câu 34 (Thông hiểu): Cho các nhận định sau: (I) Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính. (II) Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tam bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm 3 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau. (III) Thể tam bội thường không có hạt ( đối với giống cây ăn quả). (IV) Thể tam bội được tạo ra bằng cách đa bội hóa cây lưỡng bội. (V) Thể tam bội là thể đa bội lẻ. Số nhận định đúng về thể tam bội là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 35 (Thông hiểu): Cho lai giữa hai cây thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở F2 là 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, nếu cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là A. 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. B. 5 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. C. 1 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Câu 36 (Nhận biết): Cho các phương pháp tạo giống sau: (I) Nuôi cấy hạt phấn. (II) Dung hợp tế bào trần. (III) Lai xa và đa bội hóa. (IV) Kĩ thuật chuyển gen. (V) Nhân bản vô tính ở động vật. Số phương pháp có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 37 (Thông hiểu): Ở sinh vật nhân sơ, xét alen A có chiều dài 3060Ao. Dưới tác động của tia phóng xạ, alen A bị đột biến thành alen a, khi alen a nhân đôi 3 lần liên tiếp thì môi trường nội bào đã cung cấp 12614 nuclêôtit. Dạng đột biến của alen A là: A. mất một cặp nuclêôtit. B. thêm hai cặp nuclêôtit. C. thêm một cặp nuclêôtit. D. mất hai cặp nuclêôtit. Câu 38 (Thông hiểu): Cho phép lai P: Ab Ab aB aBlếu hoán vị gen xảy ra ở cả cá thể đực và cái với tần số 40% thì theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen xuất hiện ở đời con là Ab ab A. 4%. B. 6%. C. 8%. D. 12%. Câu 39 (Thông hiểu): Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa vàng, kiểu gen aa quy định hoa trắng. Quần thể cân bằng di truyền về gen đang xét có tỉ lệ kiểu hình là: A. 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa vàng. B. 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng : 25% cây hoa vàng. C. 75% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng. D. 16% cây hoa đỏ : 48% cây hoa vàng : 36% cây hoa trắng. Câu 40 (Thông hiểu): Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (I) Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (II) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. (III) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (IV) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1-tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu). (V) ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5'→ 3'. (VI) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1. Các sự kiện trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit diễn ra theo thứ tự là A. (II) → (I) → (III) → (IV) → (VI) → (V). B. (III) → (I) → (II) → (IV) → (VI) → (V). C. (III) → (II) → (I) → (VI) → (V) → (VI). D. (II) → (III) → (I) → (IV) → (V) → (VI). Đáp án 1-A 2-B 3-D 4-A 5-D 6-B 7-D 8-A 9-D 10-B 11-C 12-B 13-B 14-A 15-C 16-B 17-D 18-D 19-C 20-C 21-A 22-A 23-A 24-A 25-C 26-B 27-A 28-D 29-C 30-A 31-C 32-B 33-A 34-C 35-C 36-B 37-C 38-D 39-D 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT
00:00:00