Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/3 - Mã đề thi 209 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO (đề thi có 03 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:....................................................................... Số báo danh:............................................................................ i Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; N = 14; Cl = 35,5; Na= 23; K = 39; Ag = 107; Cu = 64; Al = 27; Mg = 24; Ca = 40. i Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 41: Trong các hợp chất, nguyên tố nhôm có số oxi hóa là A. +4. B. +2. C. +3. D. +1. Câu 42: Công thức chung của oxit kim loại nhóm IIIA là A. R2O. B. RO2. C. R2O3. D. RO. Câu 43: Tên gọi của polime có công thức (2CH CH )n | OH là A. ancol polivinylic. B. polivinyl clorua. C. polistiren. D. polietilen. Câu 44: Chất phản ứng được với khí CO2 dư tạo kết tủa là A. Ca(OH)2. B. BaCl2. C. KAlO2. D. KOH. Câu 45: Đun nóng este HCOOC3H7 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và C3H7OH. C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và C3H7OH. Câu 46: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là A. CH3-CH2-OH. B. CH2-CH=CH-CH2. C. ClCH2-CH-CH3. D. CH3-CH2-CH3. Câu 47: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là A. CH3NH2. B. C6H5NH2. C. C6H12O6. D. H2N-CH2-COOH. Câu 48: Để phân biệt dung dịch NaAlO2 và dung dịch AlCl3 ta dùng dung dịch A. NaNO3. B. HCl. C. BaCl2. D. K2SO4. Câu 49: Số đồng phân amin bậc hai có công thức phân tử C4H11N là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 50: Cho m gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 39,4 gam muối và thoát ra 8,96 lít khí H2. Giá trị của m là A. 8,1. B. 8,3. C. 12,0. D. 11,0. Câu 51: Chất phản ứng được với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam là A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. đipeptit. Câu 52: Trong điều kiện thích hợp, etyl fomat (HCOOC2H5) phản ứng được với A. Cu2O. B. NaCl. C. C2H5OH. D. dung dịch AgNO3/NH3. Câu 53: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử yếu nhất trong số đó là A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na. Câu 54: Cho 5,4 gam kim loại Al tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thoát ra bao nhiêu lít khí H2? A. 4,48. B. 6,72. C. 5,60. D. 8,96. Câu 55: Cho 3,0 gam este metyl fomat (HCOOCH3) tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag thu được là A. 1,08 gam. B. 5,40 gam. C. 21,60 gam. D. 10,80 gam. Câu 56: Glyxin hay axit aminoaxetic không phản ứng được với dung dịch A. NaOH. B. C2H5OH. C. HCl. D. AgNO3. Câu 57: Cho m gam glyxin phản ứng vừa đủ với 10 ml dung dịch NaOH 1M thu được 0,97 gam muối. Giá trị của m là A. 0,48. B. 0,69. C. 0,75. D. 0,89. Mã đề thi 209 Trang 2/3 - Mã đề thi 209 Câu 58: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là A. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. B. điện phân CaCl2 nóng chảy. C. điện phân dung dịch CaCl2. D. nhiệt phân CaCl2. Câu 59: Chất phản ứng được với dung dịch CaCl2 tạo kết tủa là A. Mg(NO3)2. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. HCl. Câu 60: Sự đốt các nhiên liệu hóa thạch trên bình diện rộng đã góp phần vào vấn đề mưa axit. Khí nào sau đây có vai trò chủ yếu gây nên mưa axit? A. O3. B. CH4. C. CO. D. SO2. Câu 61: Alanin hay axit 2-aminopropanoic ( 3 2 CH CH COOH | NH ) phản ứng được với dung dịch A. NaCl. B. Na2SO4. C. HCl. D. NaNO3. Câu 62: Nhôm oxit không phản ứng được với dung dịch A. NaOH. B. HNO3. C. H2SO4. D. NaCl. Câu 63: Chất phản ứng được với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag là A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. tinh bột. Câu 64: Chất phản ứng được với axit HCl là A. C6H12O6. B. C6H5NH2 (anilin). C. C6H5OH (phenol). D. CH3COOH. Câu 65: Cho dãy các chất: Al2O3, KOH, Al(OH)3, CaO. Số chất trong dãy tác dụng với H2O là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 66: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,6 gam este CH2=CHCOOCH3 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 9,0. B. 9,6. C. 9,4. D. 6,8. Câu 67: Cho phương trình hóa học cân bằng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dN2O + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng A. 20. B. 40. C. 38. D. 36. Câu 68: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba? A. (CH3)3N. B. CH3NHCH3. C. CH3CH2NH2. D. CH3CH2NHCH3. Câu 69: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là A. 10,12. B. 6,48. C. 8,10. D. 16,20. Câu 70: Hòa tan hoàn toàn 1,60 gam Cu bằng dung dịch HNO3 đậm đặc thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,25. Câu 71: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 4s2. X là A. K (Z = 19). B. Ca (Z = 20). C. Na (Z = 11). D. Mg (Z = 12). Câu 72: Cho dãy các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là A. Fe. B. Al. C. Na. D. W. Câu 73: Amino axit X trong phân tử có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là A. H2N-[CH2]3-COOH. B. H2N-CH2-COOH. C. H2N-[CH2]2-COOH. D. H2N-[CH2]4-COOH. Câu 74. Thủy phân không hoàn toàn peptit Y mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa các đipeptit Gly-Gly và Ala-Ala. Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH, thu được muối và nước, số công thức cấu tạo phù hợp của Y là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 75: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): (a) X + 2NaOH r X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4 r X3 + Na2SO4 (c) nX3 + nX4 r nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3 r X5 + 2H2O Phân tử khối của X5 là A. 174. B. 216. C. 202. D. 198. Trang 3/3 - Mã đề thi 209 Câu 76. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2. (b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl. (c) Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. (d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Số thí nghiệm tạo ra chất khí là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 77. Hỗn hợp X gồm amino axit Y (có dạng H2N-CnH2n-COOH) và 0,02 mol H2NC3H5(COOH)2. Cho X vào dung dịch chứa 0,04 mol HCl, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm 0,04 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,21 gam muối. Phân tử khối của Y là A. 117. B. 75. C. 89. D. 103. Câu 78. Cho lượng dư Mg tác dụng với dung dịch gồm HCl, 0,1 mol KNO3 và 0,2 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 6,272 lít hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 13. Giá trị của m là A. 83,16. B. 60,34. C. 84,76. D. 58,74. Câu 79: Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,9. B. 0,8. C. 1,0. D. 1,2. Câu 80: Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào? A. Giảm 7,38 gam. B. Tăng 2,70 gam. C. Tăng 7,92 gam. D. Giảm 7,74 gam. ----------- HẾT ----------
00:00:00