Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/3 - Mã đề thi 204 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO (đề thi có 03 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:....................................................................... Số báo danh:............................................................................ i Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; N = 14; Cl = 35,5; Na= 23; Fe = 56; Cu = 64; Al = 27. i Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 41: Kim loại phản ứng được với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl là A. Ni. B. Fe. C. Al. D. Cu. Câu 42: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là A. α-amino axit. B. β-amino axit. C. axit cacboxylic. D. este. Câu 43: Hợp chất không phản ứng được với dung dịch NaOH là A. C3H7OH. B. CH3CH2COOH. C. H2NCH2COOH. D. CH3COOC2H5. Câu 44: Có bao nhiêu amino axit đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C3H7O2N? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 45: Phương pháp thích hợp để điều chế Mg từ MgCl2 là A. dùng kali khử ion Mg2+ trong dung dịch. B. điện phân MgCl2 nóng chảy. C. nhiệt phân MgCl2. D. điện phân dung dịch MgCl2. Câu 46: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. Câu 47: Cho 11,8 gam hỗn hợp Al, Cu tác dụng với dung dịch NaOH (dư). Sau phản ứng, thể tích khí H2 sinh ra là 6,72 lít (ở đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp là A. 6,4 gam. B. 1,0 gam. C. 9,1 gam. D. 3,7 gam. Câu 48: Trong quá trình điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, A. ion Cu2+ nhường electron ở anot. B. ion Cu2+ nhận electron ở catot. C. ion Cl nhận electron ở anot. D. ion Cl nhường electron ở catot. Câu 49: Nguyên tử kim loại M có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, M thuộc nhóm A. IVA. B. IIA. C. IIIA. D. IA. Câu 50: Thể tích khí CO2 (ở đktc) sinh ra khi cho 12,6 gam NaHCO3 phản ứng với lượng dư axit HCl là A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Câu 51: Tính chất hoá học đặc trưng của K2Cr2O7 là A. tính khử. B. tính bazơ. C. tính axit. D. tính oxi hoá. Câu 52: Kim loại nào sau đây không phản ứng với axit clohiđric? A. Zn. B. Ag. C. Fe. D. Al. Câu 53: Chất có thể dùng để làm mất tính cứng của nước là A. HCl. B. Na2SO4. C. Na2CO3. D. H2SO4. Câu 54: Phương trình hoá học nào sau đây viết đúng? A. Na + H2O r Na2O + H2. B. 2NaOH + Mg(NO3)2 r 2NaNO3 + Mg(OH)2. C. 2NaCl + Ca(NO3)2 r CaCl2 + 2NaNO3. D. 2NaHCO3 r Na2O + 2CO2 + H2O. Câu 55: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình A. Sn bị ăn mòn điện hoá. B. Fe bị ăn mòn hoá học. C. Fe bị ăn mòn điện hoá. D. Sn bị ăn mòn hoá học. Mã đề thi 204 Trang 2/3 - Mã đề thi 204 Câu 56: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (ở đktc) cần dùng là A. 6,72 lít. B. 4,48 lít. C. 3,36 lít. D. 8,96 lít. Câu 57: Phương trình hoá học nào sau đây viết không đúng? A. NaHCO3 + NaOH r Na2CO3 + H2O. B. 2KNO3 r 2K + 2NO2 + O2. C. Ca(HCO3)2 + Na2CO3 r CaCO3 + 2NaHCO3. D. Mg(HCO3)2 r MgCO3 + CO2 + H2O. Câu 58: Hợp chất làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là A. H2NCH2COOH. B. H2NC2H4COOH. C. C6H5NH2. D. H2NCH2CH(NH2)COOH. Câu 59: Hai chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính? A. Cr và Cr2O3. B. Cr(OH)3 và Al2O3. C. Al2(SO4)3 và Al(OH)3. D. Al và Al2(SO4)3. Câu 60: Thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) sinh ra khi cho 9,6 gam Cu phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 3,36 lít. Câu 61: Ở nhiệt độ cao, CO có thể khử được A. Fe2O3. B. MgO. C. K2O. D. CaO. Câu 62: Polietilen được điều chế từ etilen bằng phản ứng A. trao đổi. B. trùng ngưng. C. oxi hoá - khử. D. trùng hợp. Câu 63: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 8,56 gam. B. 12,2 gam. C. 10,4 gam. D. 8,2 gam. Câu 64: Dung dịch saccarozơ không phản ứng với A. Cu(OH)2. B. vôi sữa Ca(OH)2. C. H2O (xúc tác axit, đun nóng). D. dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Câu 65: Chất nào dưới đây khi tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành tơ nilon-6? A. H2N[CH2]5COOH. B. C6H5NH2. C. H2N[CH2]6COOH. D. C6H5OH. Câu 66: Cho 8,9 gam alanin (CH3CH(NH2)COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu được là A. 30,9 gam. B. 31,9 gam. C. 11,1 gam. D. 11,2 gam. Câu 67: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit? A. Lipit. B. Protein. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ. Câu 68: Ở điều kiện thường, Fe(OH)2 phản ứng được với A. dung dịch NaNO3. B. H2. C. dung dịch HNO3. D. H2O. Câu 69: Axit amino axetic không phản ứng được với A. HCl. B. NaOH. C. C2H5OH. D. NaCl. Câu 70: Cho dung dịch chứa 3,6 gam glucozơ phản ứng hết với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau phản ứng, khối lượng Ag thu được là A. 1,08 gam. B. 4,32 gam. C. 2,16 gam. D. 3,24 gam. Câu 71: Dung dịch HCl và dung dịch NaOH đều tác dụng được với A. H2NCH2COOH. B. CH3OH. C. CH3COOH. D. CH3CH2NH2. Câu 72: Polime dùng để sản xuất cao su buna-S được điều chế bằng cách đồng trùng hợp buta-1,3-đien với A. etilen. B. axetilen. C. vinyl clorua. D. stiren. Câu 73: Kim loại không tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường là A. K. B. Na. C. Ba. D. Be. Câu 74. Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH thu được dung dịch có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 3. B. 4. C. 2. D. 6 Trang 3/3 - Mã đề thi 204 Câu 75. Cho các phát biểu sau: (a) Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4. (b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư, thu được kết tủa. (c) Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt. (d) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. (e) Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 76: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: X1 + H2O bbbbbbr®iÖn ph©n cã v¸ch ng¨n 2 + X3↑ + H2↑ X2 + X4 ⎯⎯→ BaCO3↓ + K2CO3 + H2O Hai chất X2, X4 lần lượt là: A. NaOH, Ba(HCO3)2. B. KOH, Ba(HCO3)2. C. KHCO3, Ba(OH)2. D. NaHCO3, Ba(OH)2. Câu 77. Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở có tham gia phản ứng tráng bạc) và 53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,3 mol X là A. 29,4 gam. B. 31,0 gam. C. 33,0 gam. D. 41,0 gam. Câu 78: Hỗn hợp X gồm CaC2 (x mol) và Al4C3 (y mol). Cho một lượng nhỏ X vào H2O rất dư, thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4) và a gam kết tủa Al(OH)3. Đốt cháy hết Z, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào Y được 2a gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y bằng A. 5 : 6. B. 1 : 2. C. 3 : 2. D. 4 : 3. Câu 79. Hòa tan hết 8,16 gam hỗn hợp E gồm Fe và hai oxit sắt trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 đến dư vào X, thu được dung dịch Y chứa 19,5 gam muối. Mặt khác, cho 8,16 gam E tan hết trong 340 ml dung địch HNO3 1M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của V là A. 0,672. B. 0,896. C. 1,792. D. 2,688. Câu 80. Thủy phân hết 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X (CxHyOzN3) và Y (CnHmO6Nt), thu được hỗn hợp gồm 0,07 mol glyxin và 0,12 mol alanin. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Y trong dung dịch HCl dư, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là A. 59,95. B. 63,50. C. 47,40. D. 43,50. ----------- HẾT ----------
00:00:00