Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ MINH HỌA (Đề thi có 40 câu / 5 trang) KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để chữa trị các bệnh di truyền ở người đó là: A. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh B. Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành C. Thay thế các gen đột biến gây bệnh bằng các gen lành D. Đưa các protein ức chế vào trong cơ thể để các protein ức chế này ức chế hoạt động gen gây bệnh Câu 2: Tạo chủng vi khuẩn Ecoli sản xuất insulin người là thành quả của: A. Gây đột biến nhân tạo B. Dùng kỹ thuật vi tiêm C. Dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ vecto plasmit D. Lai tế bào sinh dưỡng Câu 3: Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định là: 1) Đột biến 2) Giao phối 3) Chọn lọc tự nhiên 4) Yếu tố ngẫu nhiên 5) Di nhập gen Phương án đúng là A. 1, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 1, 4, 5 Câu 4: 3 gen A, B, C nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau. Gen A có 3 alen, gen B có 4 alen, gen C có 5 alen. Tính số kiểu gen dị hợp tối đa có thể có trong quần thể: A. 900 B. 840 C. 180 D. 60 Câu 5: Ở 1 loài côn trùng, A-cánh có mấu trội hoàn toàn so với a-cánh bình thường. Các alen này nằm trên đoạn không tương đồng của NST X. Con cái XAXA và con đực XAY đều chết ở giai đoạn ấu trùng. Lai giữa con cái cánh có mấu và con đực cánh bình thường thu được F1. Cho F1 lai với nhau thu được F2. Tỉ lệ kiểu gen ở F2. A. 3:1 B. 1:2:1 C. 1:1:1:1 D. 1:3:3:1 Câu 6: Người ta không phát hiện ra bệnh nhân có thừa hoặc thiếu NST số 1 hoặc số 2 là do: A. Các NST này có kích thước lớn mang nhiều gen do đó sự biến đổi số lượng gây mất cân bằng nghiêm trọng trong hệ gen B. Các NST này mang những gen quy định tính trạng quan trọng C. Biến đổi số lượng các cặp NST này không gây ảnh hưởng gì D. Thường gây chết ở giai đoạn sơ sinh Câu 7: Khi nói về quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống. B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lý, bảo tồn đa dạng sinh học. C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh. D. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên. Câu 8: Bệnh phenylkêtôniệu: A. Do đột biến gen trội trên NST thường gây ra B. Cơ thể người không có enzym chuyển hóa tirozin thành phenylalanin C. Do đột biến gen lặn trên NST thường gây ra D. Do đột biến gen lặn trên NST giới tính gây ra Câu 9: Hiện tượng tăng tỉ lệ có màu đen trong loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp nước Anh đầu thế kỷ XX không do yếu tố nào sau đây: A. Tác động của CLTN B. Tăng tần số đột biến gen tạo màu đen C. Bụi than trong môi trường ngày một tăng D. Tần số đột biến gen tạo màu đen không đổi ĐỀ THI SỐ 7 HOC24.VN 2 Câu 10: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, 1 gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: A. 81 256 B. 9 64 C. 27 64 D. 27 256 Câu 11: Ở sinh vật nhân sơ, 1 nhóm gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành cụm và có chung 1 cơ chế điều hòa gọi là operon. Việc tồn tại operon có ý nghĩa: A. Giúp một quá trình chuyển hóa nào đó xảy ra nhanh hơn vì các sản phẩm của gen có liên quan về chức năng cùng được tạo ra đồng thời, tiết kiệm thời gian. B. Giúp các gen có thể đóng mở cùng lúc vì có cùng vùng điều hòa vì vậy nếu như đột biến ở vùng điều hòa thì chỉ ảnh hưởng đến sự biểu hiện của 1 gen nào đó trong operon. C. Giúp tạo ra nhiều sản phẩm của gen vì nhiều gen phân bố thành cụm sẽ tăng cường lượng sản phẩm vì vậy đáp ứng tốt với sự thay đổi điều kiện môi trường. D. Giúp cho vùng promotơ có thể liên kết dễ dàng hơn với ARN polimeraza vì vậy mà gen trong operon có thể cảm ứng dễ dàng để thực hiện quá trình phiên mã tạo ra sản phẩm khi tế bào cần. Câu 12: Hình thức phân bố ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì: A. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường B. Các cá thể cạnh tranh gay gắt về nguồn sống , nơi ở, chỉ có những cá thể thích nghi nhất mới tồn tại C. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi từ môi trường D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể Câu 13: Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào dưới đây: A. AaBbCcDd × aabbccDD B. AaBbCcDd × aaBBccDD C. AaBbCcDd × AaBbCcDd D. AABBCCDD × aabbccdd Câu 14: Trên 1 cây hầu hết các cành có lá bình thường, duy nhất 1 cành có lá to. Cắt 1 đoạn cành lá to này đem trồng người ta thu được cây có tất cả lá đều to. Giả thuyết nào sau đây giải thích đúng hiện tượng trên: A. Cây lá to được hình thành do đột biến đa bội B. Cây lá to được hình thành do đột biến cấu trúc NST C. Cây lá to được hình thành do đột biến lệch bội D. Cây lá to được hình thành do đột biến gen Câu 15: Mức độ sinh sản của quẩn thể là 1 trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể. Nhân tố này lại phụ thuộc vào 1 số yếu tố, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất: A. Số lượng con non của 1 lứa đẻ B. Tỉ lệ đực : cái của quần thể C. Điều kiện thức ăn, nơi ở, khí hậu D. Số lứa đẻ của 1 cá thể cái và tuối thành thục sinh dục của cá thể Câu 16: Một chuỗi polipeptit được tổng hợp đã cần 799 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A= 447, ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nucleotit của mỗi loại mARN là: A. U= 448, A=G=651, X= 680 B. A= 448, X= 650, U=G=651 C. A=447, U=G=X= 650 D. U= 447, A=G=X = 650 Câu 17: Con đường hình thành loài mới xảy ra thường xuyên ở các loài động vật ít di chuyển là: A. Cách ly địa lý B. Cách ly tập tính C. Cách ly sinh thái D. Lai xa và đa bội hóa Câu 18: Người ta sử dụng kỹ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh Phenyl keto niệu ở người? A. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường B. Sinh thiết tua thau thai lấy tế bào phôi phân tích protein C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi phân tích NST giới tính X D. Sinh thiết tua thau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN Câu 19: Sự kiện nổi bật nhất của địa chất, khí hậu và sinh vật điển hình ở đại Trung Sinh là: A. Khí hậu khô, đại lục chiếm ưu thế, cây hạt trần và bò sát ngự trị B. Khí hậu nóng ẩm, cây có mạch và động vật di cư lên cạn C. Khí hậu khô và lạnh, cây có hoa ngự trị, phân hóa thú, chim, côn trùng D. Khí hậu khô và lạnh, phát sinh nhóm linh trưởng và xuất hiện loài người. HOC24.VN 3 Câu 20: Quần thể A có 1000 cá thể có kiểu gen AA, 300 cá thể có kiểu gen aa. Người ta thấy trong mùa sinh sản có 200 cá thể Aa từ quần thể khác đến quần thể A để hình thành quần thể B. Biết trong quần thể B các cá thể đều có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Người ta cho quần thể B tự phối qua 3 thế hệ, 4 thế hệ tiếp theo cho ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể B ở thế hệ cuối là: A. 0,1254 AA: 0,8745Aa : 0,0001aa B. 0,4567 AA: 0,4356 Aa: 0,0177 aa C. 0,5128 AA: 0,2563 Aa : 0,2309 aa D. 0,5377 AA: 0,3912 Aa : 0,0711 aa Câu 21: Ở loài đậu thơm, màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen chi phối. Kiểu gen có mặt 2 alen A và B cho hoa màu đỏ, kiểu có một trong hai alen A hoặc B hoặc thiếu cả 2 alen thì cho hoa màu trắng. Tính trạng dạng hoa do một cặp gen qui định, D: dạng hoa kép; d: dạng hoa đơn. Khi cho tự thụ phấn giữa F1 dị hợp 3 cặp gen với nhau, thu được F2: 49,5% cây hoa đỏ, dạng kép; 6,75% cây hoa đỏ, dạng đơn; 25,5% hoa trắng, dạng kép; 18,25% cây hoa trắng, dạng đơn. Kết luận nào sau đây là đúng về đặc điểm di truyền của cây F1 A. Bb AD/ad, f = 40% B. Aa BD/bd, f = 20% C. Bd Ad/aD, f = 20% D. Aa Bd/bD, f = 40% Câu 22: Ở một loài có bộ NST 2n = 12, biết các cặp NST tương đồng đều gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau . Có 2 cặp NST xảy ra TĐC kép, 1 cặp NST xảy ra TĐC tại 2 điểm không đồng thời, 1 cặp xảy ra TĐC đơn, các cặp NST còn lại giảm phân không có TĐC. Tổng số loại giao tử có thế có của loài là: A. 8192 B. 6144 C. 16384 D. 2048 Câu 23: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. Câu 24: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn thuộc NST thường quy định . Ở 1 cặp vợ chồng, bên phía vợ có mẹ bị điếc bẩm sinh, bên phía chồng có em trai bị điếc bẩm sinh, những người còn lại ở 2 gia đình đều bình thường. Xác suất vợ chồng sinh con không bị bệnh là A. 1 6 B. 5 6 C. 2 3 D. 1 4 Câu 25: Nghiên cứu hóa thạch có ý nghĩa: 1) Biết được lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của các loài hóa thạch 2) Từ việc xác định tuổi của hóa thạch cho phép suy ra tuổi của các lớp đá chứa chúng 3) Dựa vào hóa thạch cho phép biết được loài nào xuất hiện trước loài nào xuất hiện sau 4) Dựa vào hóa thạch cho biết được trình độ phát triển của sinh vật Phương án đúng là: A. 1, 2, 3 B. 1,2 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4 Câu 26: Ở ngô, giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Gọi gen R –hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r- hạt trắng. Cho P : cái RRr × đực Rrr. Tỉ lệ kiểu hình F1 là: A. 3 đỏ : 1 trắng B. 8 đỏ : 1 trắng C. 11 đỏ : 1 trắng D. 35 đỏ : 1 trắng Câu 27: Trong các dạng đột biến sau, dạng đột biến nào làm thay đổi hình thái NST: 1) Mất đoạn 2) Lặp đoạn 3) Đột biến gen 4) Đảo đoạn ngoài tâm động 5) Chuyển đoạn không tương hỗ Phương án đúng là A. 1, 2, 3, 5 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 5 D. 1, 2, 4 Câu 28: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái: (1) Thực vật nổi. (2) Động vật nổi. (3) Giun. (4) Cỏ. (5) Cá ăn thịt. Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là HOC24.VN 4 A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (5). Câu 29: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Cho giao phối ruồi đực mắt đỏ với ruồi cái mắt đỏ, F1 có cả ruồi mắt đỏ và mắt trắng. Cho F1 tạp giao, ruồi mắt trắng F2 có đặc điểm: A. 100% là ruồi đực B. 100% là ruồi cái C. 1/2 là ruồi cái D. 2/3 là ruồi đực Câu 30: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do alen a nằm trên NST thường quy định, alen A quy định tai nghe bình thường; bệnh mù màu do gen alen m nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, alen M quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong gia đình trên đều có kiểu hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả 2 bệnh trên là: A. 98% B. 25% C. 43,66% D. 41,7% Câu 31: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, chim sâu, báo. C. chim sâu, mèo rừng, báo. D. cào cào, thỏ, nai. Câu 32: Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành: A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A_bbD_) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD. B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A_bbD_) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A_bbD_) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD. D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A_bbD_) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD. Câu 33: Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy định, alen d quy định tính trạng bị bệnh, alen D quy định tính trạng bình thường. Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng nhóm máu gồm ba alen (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gen này là 11cM. Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia đình: Người vợ (4) đang mang thai, bác sỹ cho biết thai nhi có nhóm máu O. Xác suất để đứa con này bị bệnh Pheninketo niệu là: A. 22,25%. B. 27,5%. C. 5,5% D. 2,75% Câu 34: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào A. tốc độ tích luỹ những biến đổi thu được trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh. B. áp lực của chọn lọc tự nhiên. C. tốc độ sinh sản của loài. D. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài. Câu 35: Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn với gen a quy định hạt dài. Gen B quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt trắng. 2 cặp gen phân li độc lập, khi thu hoạch ở 1 quần thể cân bằng di truyền người ta thu được 63% tròn đỏ, 21% tròn trắng, 12% dài, đỏ, HOC24.VN 5 4% dài trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b, là A. A=0,5, a=0,5, B= 0,6, b= 0,4 B. A= 0,7, a= 0,3, B= 0,6, b= 0,4 C. A= 0,6, a= 0,4, B=0,5, b= 0,5 D. A=0,5, a=0,5, B=0,7, b=0,3 Câu 36: Ở một loài thực vật, khi đem lai giữa hai cây thuần chủng thân cao, hạt đỏ đậm với thân thấp, hạt trắng người ta thu được F1 toàn thân cao, hạt đỏ nhạt. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu được F2 phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, hạt đỏ đậm : 4 thân cao, hạt đỏ vừa : 5 thân cao, hạt đỏ nhạt : 2 thân cao, hạt hồng : 1 thân thấp, hạt đỏ nhạt : 2 thân thấp, hạt hồng : 1 thân thấp , hạt trắng. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình phát sinh noãn, hạt phấn là như nhau và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây không chính xác ? A. Tính trạng màu sắc hạt do các gen không alen tương tác theo kiểu cộng gộp quy định B. Trong quá trình giảm phân của cây F1 xảy ra hiện tượng liên kết gen hoàn tòan C. Cho cây có kiểu hình thân thấp, hạt hồng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau,ở thế hệ tiếp theo thu được cây có kiểu hình thân thấp, hạt trắng chiếm tỉ lệ 25% D. Cây có kiểu hình thân cao, hạt đỏ vừa ở F2 có 3 kiểu gen khác nhau Câu 37: Các đặc điểm của plasmit như sau 1) Plasmit có kích thước ngắn 2) Plasmit có các gen đánh dấu 3) Plasmit có điểm cắt của enzym giới hạn 4) Có thể nhân lên trong tế bào nhận 5) Có kích thước dài Trong kỹ thuật di truyền, việc lựa chọn plasmit cần quan tâm đến đặc điểm nào: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 2, 3, 4, 5 Câu 38: Quá trình phát triển của thảm thực vật kế tiếp trên nương rẫy bỏ hoang được gọi là: A. Diễn thế thứ sinh B. Diễn thế nguyên sinh C. Diễn thế phân hủy D. Diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh Câu 39: Cho hình ảnh sau: Một số kết luận về hình ảnh trên được đưa ra, các em hãy cho biết trong số những kết luận này, kết luận nào sai? 1. Hình ảnh trên diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II. 2. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng sinh sản của tế bào sinh dục. 3. Các NST lúc này ở trạng thái kép. 4. Ở kì giữa của giảm phân I và II, các NST kép đều co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 1,2,4 D. 1,3,4 Câu 40: Cho các nhóm loài thực vật: 1) Cây thân thảo ưa sáng 2) Cây bụi ưa bóng 3) Cây thân thảo ưa bóng 4) Cây bụi ưa sáng 5) Cây gỗ lớn ưa sáng Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những nhóm loài nào xuất hiện sau cùng: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 2, 3, 5 C. 1, 2, 4 D. 2, 3, 4, 5
00:00:00