Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/4 - Mã đề 203 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẬU GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra gồm 04 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 12 (THPT) Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 203 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Sr = 87,5; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ? A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Ca. Câu 2: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là A. hematit nâu. B. xiđerit. C. manhetit. D. hematit đỏ. Câu 3: Nhôm oxit (Al2O3) không phản ứng được với dung dịch A. NaNO3. B. H2SO4. C. NaOH. D. HCl. Câu 4: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Fe. B. Al. C. K. D. Sr. Câu 5: Trộn bột kim loại Al với chất X (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn gắn đường ray. Chất X là A. Al2O3. B. MgO. C. CuO. D. Fe2O3. Câu 6: Chất nào sau đây không gây ô nhiễm không khí ? A. O2. B. NO2. C. SO2. D. CO. Câu 7: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al(OH)3? A. NaNO3. B. K2SO4. C. NaOH. D. KCl. Câu 8: Kim loại nào sau đây mềm hơn các kim loại còn lại? A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Cs. Câu 9: Trong công nghiệp, kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của kim loại đó là A. Na. B. Fe. C. Ag. D. Cu. Câu 10: Nguyên tố X có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống. Nguyên tố X là A. Na. B. Fe. C. Zn. D. Al. Câu 11: Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là A. tính khử. B. tính lưỡng tính. C. tính oxi hóa. D. tính oxi hóa và tính khử. Câu 12: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư? A. Na. B. Fe. C. Al. D. Cu. Trang 2/4 - Mã đề 203 Câu 13: Chất có thể dùng làm mềm nước có tính cứng tạm thời là A. Mg(HCO3)2. B. Ca(OH)2. C. NaCl. D. NaHSO4. Câu 14: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa màu nâu đỏ khi cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. CuSO4. B. NaHCO3. C. FeCl3. D. H2SO4. Câu 15: Oxit sắt từ có công thức hóa học là A. Fe(OH)3. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe3O4. Câu 16: Trong các kim loại kiềm thổ, kim loại có tính khử yếu nhất là A. Ba. B. Be. C. Mg. D. Ca. Câu 17: Nước không chứa hoặc chứa ít các ion Mg2+ và Ca2+ được gọi là A. nước mềm. B. nước cứng có tính cứng tạm thời. C. nước cứng có tính cứng toàn phần. D. nước cứng có tính cứng vĩnh cửu. Câu 18: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. NaHCO3. B. Al(OH)3. C. Al. D. Al2O3. Câu 19: Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường? A. Sr. B. Be. C. Ca. D. Ba. Câu 20: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là A. ns2np2. B. ns1. C. ns2. D. ns2np1. Câu 21: Cho sơ đồ gồm hai phản ứng: Al brb brb 3 Hợp chất X nào sau đây không thỏa mãn sơ đồ trên? A. Al2(SO4)3. B. Al2O3. C. AlCl3. D. NaAlO2. Câu 22: Cho các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al2(SO4)3 (đều có cùng số mol). Khi cho dung dịch NaOH dư lần lượt vào mỗi chất, trường hợp nào NaOH phản ứng với số mol nhiều nhất? A. Al2O3. B. AlCl3. C. Al2(SO4)3. D. Al. Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 2,74 gam một kim loại kiềm thổ X trong nước (dư), thu được 100 ml dung dịch có nồng độ 0,20 M. Kim loại X là A. Sr. B. Mg. C. Ca. D. Ba. Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhôm oxit là oxit lưỡng tính. B. Các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước. C. Kim loại xesi (Cs) dùng chế tạo tế bào quang điện. D. Nhôm hiđroxit là hiđroxit lưỡng tính. Câu 25: Điều nào sau đây không đúng về kim loại kiềm? A. Có tính khử rất mạnh. B. Dẫn điện kém. C. Nhiệt độ nóng chảy thấp. D. Độ cứng thấp. Câu 26: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, K, Ag, Ba. Số kim loại trong dãy được điều chế bằng phương pháp thủy luyện là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 27: Khi cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. Trang 3/4 - Mã đề 203 Câu 28: Cho bột đồng dư vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng kết thúc, dung dịch thu được có màu A. xanh. B. vàng. C. đỏ nâu. D. trắng xanh. Câu 29: Ở nhiệt độ cao, CO có thể khử được A. Fe2O3. B. K2O. C. CaO. D. MgO. Câu 30: Để khử hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm FeO, Fe3O4, CuO cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng chất rắn sau phản ứng giảm 5,20 gam. Giá trị của V là A. 3,64. B. 6,72. C. 7,28. D. 3,36. Câu 31: Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là A. NH3. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. KOH. Câu 32: Cho 2,70 gam Al tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu được V (lít) khí hiđro (đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 6,72. Câu 33: Hòa tan m (gam) hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 6,48 gam muối và thoát ra 1,344 lít khí hiđro (đktc). Giá trị của m là A. 2,10. B. 4,35. C. 1,93. D. 2,22. Câu 34: Nung 6,0 gam hỗn hợp gồm Al và Cu trong không khí, thu được 9,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 150. B. 200. C. 300. D. 400. Câu 35: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 1,792 lít khí; còn nếu cho m gam hỗn hợp X vào lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 1,344 lít khí (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là A. 2,10. B. 3,00. C. 1,56. D. 3,54. Câu 36: Cho m gam bột Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được 9,6 gam kim loại Cu. Giá trị của m là A. 19,50. B. 13,00. C. 6,50. D. 9,75. Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào nước dư thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí hiđro (ở đktc). Trung hòa dung dịch Y cần vừa đủ V (ml) dung dịch HCl 0,4M. Cô cạn dung dịch sau trung hòa thu được m (gam) chất rắn. Giá trị của V và m lần lượt là: A. 500 và 17,05. B. 500 và 13,50. C. 250 và 13,50. D. 250 và 17,05. Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO (trong đó Mg chiếm 60% về khối lượng) trong dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và 0,1 mol HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp T gồm ba khí (trong đó có 0,06 mol khí H2). Biết dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 0,86 mol NaOH trong dung dịch. Hai khí còn lại trong hỗn hợp T là: A. N2O và N2. B. NO và N2O. C. NO và NO2. D. NO và N2. Câu 39: Cho các phát biểu sau: (a) Các kim loại kiềm thổ đều có tính khử mạnh. (b) Trong hợp chất, các kim loại kiềm thổ có số oxi hóa +2. Trang 4/4 - Mã đề 203 (c) Nước cứng gây nhiều tác hại trong đời sống. (d) Hợp kim Na-K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân. (e) Nhôm oxit tan được trong dung dịch NaOH loãng. (f) Kim loại nhôm bị thụ động khi gặp axit nitric đặc nguội. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 40: Điện phân 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 1,5M trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (điện cực trơ, không có màng ngăn, hiệu suất điện phân 100%) thu được dung dịch X. Cho 12,6 gam Fe vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,8 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 0,4. B. 1,0. C. 1,2. D. 0,8. ----------- HẾT ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:............................................................ Số báo danh: ..................................... Chữ ký của giám thị 1: ..................................... Chữ ký của giám thị 2: .....................................
00:00:00