Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. (6 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó. Câu 2. Từ mặt nào được dùng theo nghĩa gốc, từ mặt nào được dùng theo nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức nào? Câu 3. Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác giả viết vầng trăng tròn, trong đoạn thơ này, một lần nữa nhà thơ lại viết “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì? Câu 4. Hãy viết đoạn văn theo phương thức tổng – phân – hợp khoảng 12 câu thể hiện chiều sâu tư tưởng của triết lí qua khổ thơ cuối. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán (gạch chân, chú thích rõ) PHẦN II. (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ: - Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một cây lược. Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo: - Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! - Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tuột xuống.” (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1. Nhân vật nó được nhắc đến trong tác phẩm là ai? Câu 2. Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích trên nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống đó là gì? Câu 3. Xét về mục đích, câu: “Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định được như vậy? Câu 4. Từ văn bản Chiếc lược ngà và hiểu biết xã hội, trong khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình trong xã hội hiện nay. ------Hết-------
00:00:00