Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ KIỂM TRA KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM Câu 1: Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là A. Na, K, Ca, Ba B. Li, Be, Mg, Ni C. Al, Cr, Fe, Cu D. Hg, Ag, Au, Pt Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. ns2np2. Câu 3: Khi cắt miếng Na kim loại để ở ngoài không khí, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do Na đã bị oxi hóa bởi những chất nào trong không khí ? A. O2. B. H2O. C. CO2. D. Cả O2 và H2O. Câu 4: Kim loại kiềm được bảo quản bằng cách A. ngâm kim loại kiềm trong nước. B. ngâm kim loại kiềm trong dung dịch axit. C. ngâm kim loại kiềm trong dung dịch bazơ. D. ngâm kim loại kiềm trong dầu hỏa. Câu 5: Cho các dung dịch sau : NaOH ; NaHCO3 ; Na2CO3 ; NaHSO4; Na2SO4. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là : A. NaOH ; Na2SO4 ; Na2CO3. B. NaHSO4 ; NaHCO3 ; Na2CO3. C. NaOH ; NaHCO3 ; Na2CO3. D. NaHSO4 ; NaOH ; NaHCO3. Câu 6: Dịch vị dạ dày thường có pH khoảng từ 2 - 3. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống chất nào trước bữa ăn ? A. Dung dịch natri hiđrocacbonat. B. Nước đun sôi để nguội. C. Nước đường saccarozơ. D. Một ít giấm ăn. Câu 7: Những đặc điểm nào sau đây phù hợp với tính chất của muối NaHCO3 ; (1) Chất lưỡng tính; (2) Kém bền với nhiệt; (3) Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh ; (4) Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu ; (5) Thuỷ phân cho môi trường axit ; (6) Chỉ tác dụng với axit mạnh. A. 1, 2, 4. B. 2, 4, 6. C. 1, 2, 3. D. 2, 5, 6. Câu 8: Pháo hoa có tính nổ mạnh được chế tạo từ hỗn hợp có tên gọi là thuốc nổ đen. Thành phần hóa học của thuốc nổ đen gồm A. NaNO3, S, C B. KNO3, S, C C. KMnO4 D. KClO3, C Câu 9: Hòa tan 8,5g hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp vào nước thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là: A. Li và Na B. Na và K C. K và Rb D. Rb và Cs Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước, thu được dd Y và V lít khí H2 (đktc). Trung hoà Y bằng H2SO4, sau đó cô cạn dung dịch, thu được 22,9 gam muối. Giá trị của V là A. 6,72. B. 4,48. C. 3,36. D. 2,24. . Câu 11: Để trung hoà dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 cần bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M ? A. 1 lít. B. 2 lít. C. 3 lít. D. 4 lít. Câu 12: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1,2M vào 100 ml dung dịch H3PO4 0,7M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp các chất rắn gồm : A. Na3PO4 và Na2HPO4. B. Na2HPO4 và NaH2PO4. C. NaH2PO4 và H3PO4. D. Na3PO4 và NaOH. Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 27,4 gam hỗn hợp gồm M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít CO2 (đktc). Kim loại M là A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. Câu 14: Chất nào được sử dụng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương? A. Đá vôi B. Vôi sống C. Thạch cao D. Vôi tôi Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Na+, K+. B. Có thể dùng Na2CO3( hoặc Na3PO4 ) để làm mềm nước cứng. C. Dùng tấm lọc trao đổi ion để làm mất tính cứng của nước. D. Đun sôi nước có thể làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời. Câu 16: Sử dụng ấm điện để đun nước, lâu ngày sẽ thấy có xuất hiện lớp cặn trắng ở dưới đáy ấm (là CaCO3 và MgCO3). Để làm sạch lớp cặn thì chúng ta có thể sử dụng A. rượu B. giấm ăn C. muối ăn D. đường kính Câu 17: Phản ứng nào sau đây không tạo ra hai muối ? A. Fe3O4 + HCl dư. B. Ca(HCO3)2 + NaOH dư. C. CO2 + NaOH dư. D. NO2 + NaOH dư. Câu 18: Nung nóng hoàn toàn hỗn hợp CaCO3, Ba(HCO3)2, MgCO3, Mg(HCO3)2 đến khối lượng không đổi, thu được sản phẩm chất rắn gồm A. CaCO3, BaCO3, MgCO3. B. CaO, BaCO3, MgO, MgCO3. C. Ca, BaO, Mg, MgO. D. CaO, BaO, MgO. Câu 19: Thổi V lít (đktc) khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,2 gam kết tủa. Giá trị của V là ? A. 44,8 ml hay 89,6 ml. B. 224 ml. C. 44,8 ml hay 224 ml. D. 44,8 ml. Câu 20: Dẫn V lít (đktc) khí CO2 qua 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. Giá trị của V là : A. 3,136 lít. B. 1,344 lít. C. 1,344 lít hoặc 3,136 lít. D. 3,36 lít hoặc 1,12 lít. Câu 21: Cho 2,84 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 672 ml khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của hai muối (CaCO3, MgCO3) trong hỗn hợp là A. 35,2% và 64,8%. B. 70,4% và 29,6%. C. 85,49% và 14,51%. D. 17,6% và 82,4%. Câu 22: Cấu hình electron nguyên tử của nhôm là A. 1s2 2s22p3 B. 1s2 2s22p6 3s1 C. 1s2 2s22p6 3s2 D. 1s2 2s22p6 3s23p1 Câu 23: Không thể lấy lấy chậu nhôm để đựng loại dung dịch nào? A. Nước máy B. Vôi tôi C. Nước muối D. Rượu Câu 24: Loại quặng nào được sử dụng để điều chế kim loại nhôm? A. boxit B. manhetit C. hemantit D. canxit Câu 25: Trong các chất sau, những chất nào là chất lưỡng tính? A. Na2O, NaOH. B. MgO, Mg(OH)2. C. CaO, Ca(OH)2. D. Al2O3, Al(OH)3. Câu 26: Hóa chất nào sau đây có thể nhận biết 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 ? A. H2SO4. B. NaOH. C. HCl. D. H2O. Câu 27: Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (chỉ xảy ra phản ứng nhiệt nhôm đến hoàn toàn) thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng dung dịch NaOH thấy có khí thoát ra. Thành phần X gồm : A. Al2O3. B. Fe, Al, Al2O3. C. Al, Fe. D. Al, Fe, Fe2O3, Al2O3. Câu 28: Cho bột Al từ từ đến dư vào các dung dịch riêng rẽ chứa các chất HCl; FeCl3; CuSO4; Ba(OH)2. Số lượng các phản ứng xảy ra là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Al bền trong không khí và nước. B. Al tan được trong các dung dịch HNO3 đặc, nguội. C. Al2O3, Al(OH)3 không tan và bền trong nước. D. Dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3 có môi trường axit. Câu 30: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là : A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. C. không có kết tủa, có khí bay lên. D. chỉ có kết tủa keo trắng Câu 31: Cho hai thí nghiệm (TN) : TN1 cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2. TN2 cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng quan sát được là : A. cả 2 thí nghiệm đều có kết tủa rồi tan. B. Cả 2 thí nghiệm đều có kết tủa rồi không tan. C. Thí nghiệm (1) có kết tủa rồi tan, thí nghiệm (2) có kết tủa không tan. D. Thí nghiệm (2) có kết tủa rồi tan, thí nghiệm (1) có kết tủa không tan. Câu 32: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp nung nóng Al, Al2O3, MgO, FeO. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm : A. Al, Mg, Fe. B. Fe. C. Al, MgO, Fe. D. Al, Al2O3, MgO, Fe. Câu 33: Để điều chế các kim loại kiềm, kiểm thổ và nhôm người ta sử dụng phương pháp nào? A. Thủy luyện. B. Nhiệt luyện. C. Điện phân dung dịch. D. Điện phân nóng chảy. Câu 34: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là : A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml. Câu 35: Chia m gam hỗn hợp gồm Al và Na làm hai phần bằng nhau : - Phần 1 cho vào nước dư thu được 13,44 lít khí (đktc). - Phần 2 cho vào dung dịch NaOH dư thu được 20,16 lít khí (đktc). Giá trị của m là : A. 40,8 gam. B. 20,4 gam. C. 33 gam. D. 43,8 gam. Câu 36: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dd hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là : A. 38,93 gam. B. 103,85 gam. C. 25,95 gam. D. 77,86 gam. Câu 37: Hoà tan hỗn hợp gồm Mg, Al trong V lít dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được 1,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm N2O và N2. Tỉ khối của X so với H2 là 17,2. Giá trị của V là (biết phản ứng không tạo ra muối NH4NO3) : A. 0,42. B. 0,84. C. 0,48. D. 0,24. Câu 38: Hoà tan hoàn toàn 24,3 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là : A. 6,72. B. 8,96. C. 11,20. D. 13,44. Câu 39: Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,16 gam chất rắn. Giá trị của m là : A. 0,24 gam. B. 0,48 gam. C. 0,81 gam. D. 0,96 gam. Câu 40: Trộn 6,48 gam Al với 24 gam Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn. Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là : A. 83,33%. B. 50,33%. C. 66,67%. D. 75% ----------- HẾT ----------
00:00:00