Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 Đề kiểm tra 15 phút Môn: Sinh học 7 – Đề 2 Họ và tên: ……………………………………. Lớp: ………………………………………….. Câu 1: Cơ thể cá chép được chia làm mấy phần? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước có ý nghĩa thích nghi là: A. Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang B. Màng mắt không bị khô C. Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước C. Giảm sức cản của nước Câu 3: Vây lẻ của các chép gồm: A. Vây ngực và vây hậu môn B. Vây bụng và vây lưng C. Vây hậu môn và vây lưng D. Vây ngực và vây bụng Câu 4: Vai trò của bóng hơi ở cá là: A. Hô hấp B. Tiêu hóa C. Bài tiết D. Giúp cá chìm nổi trong nước Câu 5: Tim ếch có mấy ngăn A. 2 ngăn B. 3 ngăn C. 4 ngăn D. 1 ngăn Câu 6: Máu đi nuôi cơ thể ở cá chép là máu: A. Máu đỏ tươi B. Máu đỏ thẫm C. Máu pha D. Máu pha và máu đỏ tươi Câu 7: Các đại diện nào sau đây thuộc lớp cá xương A. Cá chép và cá nhám B. Cá đuối và cá nhám C. Cá nhám và cá vền D. Cá chép và cá vền Câu 8: Đặc điểm khúc đuôi của các đại diện sống ở tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu A. Khúc đuôi khỏe B. Khúc đuôi phát triển bình thường C. Khúc đuôi yếu D. Khúc đuôi rất yếu Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm chung của lớp cá A. Di chuyển bằng vây B. Hô hấp nhờ mang C. Tim 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn D. Sống hoàn toàn ở dưới nước Câu 10: Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi vào ban đêm? A. Ếch bắt mồi chủ yếu vào ban đêm và hô hấp qua da là chủ yếu B. Ếch đẻ trứng và thụ tinh ngoài C. Ếch phát triển qua biến thái D. Ếch là động vật biến nhiệt Câu 11: Thứ tự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn của cá chép A. Tâm thất → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm nhĩ rồi lặp lại. B. Tâm thất → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm nhĩ rồi lặp lại. HOC24.VN 2 C. Tâm nhĩ → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm thất rồi lặp lại. D. Tâm nhĩ → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm thất rồi lặp lại. Câu 12: Đại diện nào sau đây thuộc bộ lưỡng cư có đuôi? A. Cá cóc Tam Đảo B. Ếch cây C. Ếch đồng D. Ếch giun Câu 13: Đại diện nào dưới đây thuộc bộ lưỡng cư không đuôi? A. Cá cóc Tam Đảo B. Lươn C. Ếch đồng D. Ếch giun Câu 14: Lớp cá được chia thành 2 lớp chính gồm A. Lớp cá nhám và lớp cá trích B. Lớp cá sụn và lớp cá nhám C. Lớp cá xương và lớp cá trích D. Lớp cá sụn và lớp cá xương Câu 15: Ếch di chuyển trên cạn nhờ A. Hai chi trước B. 4 chi có ngón C. Hai chi sau D. Chi sau có màng bơi Câu 16: Đặc điểm nào sau đây thích nghi với đời sống ở nước của ếch A. Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ C. Chi năm ngón chia đốt, linh hoạt D. Da trần có nhiều mao mạch máu dưới da Câu 17: Trong các nhóm sinh vật sau nhóm sinh vật thuộc lớp cá là: A. Cá cóc Tam Đảo, cá chép, cá vền B. Cá chép, lươn, cá nhám C. Cá cóc Tam Đảo, lươn, cá nhám D. Cá vền, lươn, cá cóc Tam Đảo Câu 18: Đặc điểm của lớp cá xương A. Có bộ xương bằng chất sụn, khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng B. Có bộ xương bằng chất sụn, có nắp mang, da phủ vảy, miệng nằm ở mặt bụng C. Có bộ xương bằng chất xương, có nắp mang, da phủ vảy D. Có bộ xương bằng chất xương, khe mang trần, da nhám Câu 19: Ếch giun thường sống A. Chủ yếu trong nước B. Chui luồn trong hang đất C. Ưa sống ở nước hơn D. Chủ yếu sống trên cây Câu 20: Đặc điểm sinh sản và phát triển của ếch A. Đẻ con, thụ tinh ngoài, phát triển qua biến thái B. Đẻ con, thụ tinh ngoài, phát triển không qua biến thái C. Đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phát triển không qua biến thái D. Đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phát triển qua biến thái
00:00:00