Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG – ĐỀ 1 Câu 1: Hình thức di chuyển của thủy tức A. Sâu đo và bằng dù B. Sâu đo và lộn đầu C. Bằng dù và lộn đầu D. Không di chuyển Câu 2: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là: A. Cơ thể đối xứng tỏa tròn B. Thành cơ thể có 3 lớp C. Sống đời sống cố định D. Ruột phân nhánh Câu 3: Thủy tức sinh sản bằng A. Mọc chồi B. Tái sinh C. Hữu tính D. Cả 3 phương án trên Câu 4: Đặc điểm không có ở sứa là A. Di chuyển bằng tua miệng B. Miệng ở dưới C. Cơ thể hình dù D. Đối xứng tỏa tròn Câu 5: Đặc điểm chỉ có ở san hô trong các đại diện ngành ruột khoang A. Cơ thể đối xứng tỏa tròn B. Thành cơ thể gồm 2 lớp C. Sinh sản mọc chồi nhưng cơ thể con không tách khỏi mẹ D. Tự vệ bằng tế bào gai Câu 6: Phát biểu sai khi nói về vai trò của ngành ruột khoang A. Làm thức ăn B. Tạo nên cảnh quan độc đáo thu hút khách du lịch C. Nguyên liệu quý làm đồ trang trí và trang sức D. Tất các các đại diện của ngành ruột khoang đều có lợi Câu 7: Đặc điểm không có ở thủy tức là: A. Sống bám vào cây thủy sinh trong các giếng, ao, hồ B. Cơ thể hình trụ dài C. Phần dưới đế, phần trên là miệng D. Cơ thể không đối xứng Câu 8: Đặc điểm dinh dưỡng của thủy tức A. Thủy tức thải chất thải qua hậu môn B. Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng C. Thủy tức có ruột phân nhánh D. Thủy tức đã có cơ quan hô hấp Câu 9: Tại sao khi có đầy đủ thức ăn thủy tức lại sinh sản bằng hình thức mọc chồi. Giải thích đúng nhất A. Vì khi đó cơ thể thủy tức lớn nên có thể xuất hiện các chồi B. Vì môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng thuận lợi cho sự xuất hiện chồi ở thủy tức C. Vì môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho thủy tức con tự kiếm được thức ăn để phát triển HOC24.VN 2 D. Vì môi trường giàu chất dinh dưỡng nên thủy tức tự sinh sản mà không cần kết hợp với thủy tức khác Câu 10: Điểm khác nhau giữa hình thức sinh sản mọc chồi ở thủy tức và san hô A. Thủy tức không có sự kết hợp giữa hai cá thể, san hô có sự kết hợp giữa hai cá thể B. Thủy tức: chồi sẽ tách rời cơ thể mẹ, san hô: chồi không tách rời cơ thể mẹ C. Mọc chồi ở thủy tức là sinh sản hữu tính, ở san hô là sinh sản vô tính D. Thủy tức chỉ xuất hiện 1 chồi, san hô xuất hiện nhiều chồi Câu 11: Thành cơ thể thủy tức gồm mấy lớp A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 12: Đặc điểm khác nhau giữa sứa và san hô A. Sứa sống đơn độc, san hô sống tập đoàn B. Sứa di chuyển bằng dù, san hô di chuyển bằng tua miệng C. Sứa có các cá thể liên thông, san hô không có D. Sứa dinh dưỡng tự dưỡng, san hô dinh dưỡng dị dưỡng Câu 13: Phát biểu sai khi nói về đặc điểm chung của ngành ruột khoang A. Cơ thể đối xứng tỏa tròn B. Tự vệ bằng tế bào gai C. Ruột túi D. Tất cả các đại diện đều có lối sống tự do Câu 14: Phần san hô được dùng làm đồ trang trí là A. Khung xương đá vôi B. Tập đoàn san hô C. Một cá thể san hô D. Một vài cá thể san hô dính lại với nhau Câu 15: Phát biểu sai khi nói về hải quỳ A. Cơ thể hình trụ B. Không đối xứng C. Có thể di chuyển nhờ bám vào tôm hùm D. Sống bám vào bờ đá, ăn động vật nhỏ
00:00:00