Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HOÁ 12 AMIN-AMINOAXIT-PROTEIN-PROTEIN Họ và tên:..................................................................................Lớp:......................... Câu 1. Tên gọi của amin nào sau đây là không đúng? A. CH3-NH-CH3 đimetylamin B. CH3-CH2-CH2-NH2 propylamin C. CH3-CH2-NH2 etylamin D. C6H5NH2 alanin Câu 2. Amin nào dưới đây là amin bậc 2 ? A. CH3-CH2-NH2 B. CH3-CH(NH2)-CH3 C. CH3-NH-CH3 D.CH3-N(CH3)-CH2-CH3 Câu 3. Công thức tổng quát của dãy amin no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2nN B. CnH2n+1N C. CnH2n+2N D. CnH2n+3N Câu 4. Xác định số đồng phân amin có CTPT là C3H9N. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5. Phát biểu nào sai khi nói về tính chất hóa học của amin? A. Các amin đều có tính bazơ. B. Amin tác dụng với axit tạo thành muối. C. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3. D. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính. Câu 6. Dung dịch etylamin tác dụng với dung dịch nào dưới đây? A. NaOH B. NH3 C. HCl D. NaCl Câu 7. Phát biểu nào sai khi nói về tính chất của anilin? A. Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng của nhân thơm. B. Anilin không làm đổi màu giấy quì tím. C. Anilin ít tan trong nước vì gốc C6H5- kị nước. D. Nhờ tính bazơ của nhóm NH2, anilin tác dụng với dung dịch brom. Câu 8. Dung dịch nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím? A. C2H5NH2 B. NH3 C. C6H5NH2 D. CH3NHC2H5 Câu 9. Có 4 hóa chất : metylamin (1), anilin (2),amoniac (3). Thứ tự tăng dần lực bazơ là? A. (3) < (2) < (1) B. (2) < (3) < (1) C. (1) < (3) < (2) D. (1) < (2) < (3) Câu 10. Để khử mùi tanh của các, nên sử dụng loại nước nào dưới đây? A. nước đường B. nước muối C. nước giấm D. nước rượu Câu 11. Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,05 mol H2SO4 loãng, lượng muối thu được bằng: A. 7,1gam B. 14,2 gam C. 19,1 gam D. 28,4 gam Câu 12. Amin bậc một, đơn chức X tác dụng vừa đủ với lượng HCl có trong 120ml dung dịch HCl 0,1M thu được 0,81 gam muối. Xác định tên của amin X. A. Metylamin B. Etylamin C. Propylamin D. Butylamin Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, bậc nhất, là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lit khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của hai amin là: A. CH3NH2 và C2H5NH2 B. C2H5NH2 và C3H7NH2 C. C3H7NH2 và C4H9NH2 D.C4H9NH2 và C5H11NH2 Câu 14. Amino axit có công thức cấu tạo CH3-CH(NH2)-COOH có kí hiệu hóa học là A. Gly B. Ala C. Val D. Glu Câu 15. Amino axit nào có khối lượng mol bằng 75 ? A. NH2-CH2-COOH B. CH3-CH(NH2)-COOH C. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH D. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH Câu 16. Phát biểu không đúng là: A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N  -CH2-COO  . B. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. C. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, chứa đồng thời nhóm NH2 và nhóm COOH. D. Do có tính lưỡng tính nên tất cả các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím. Câu 17. Để chứng minh amino axit là chất lưỡng tính thì phải cho amino axit tác dụng với chất nào? A. HNO3, CH3COOH B. Na2CO3, NH3 C. NaOH, NH3 D. HCl, NaOH Câu 18. Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch dưới đây, dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là? A. CH3COOH B. H2NCH2COOH C. H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH D. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH Câu 19. Từ 3 amino axit Gly, Ala, Val. Tạo được tối đa bao nhiêu tripeptit chứa cả 3 loại amino axit trên? A.3 B. 6 C. 9 D. 12 Câu 20. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là A. Cu(OH)2/OH B. dung dịch NaCl. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH. Câu 21. X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây? A. CH3- CH(NH2)-COOH. B. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH. C. H2N- CH2-COOH D. C3H7-CH(NH2)-COOH Câu 22: PVC có công thức cấu tạo là A. (-CH2-CH2-)n B. (-CH2-CH(CN)-)n C. (-CH2-CHCl-)n D. (-CH2-CH(CH3)-)n Câu 23. Monome được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas)? A. CH2=C(CH3)COOCH3 B. CH2=CHCOOCH3 C. CH3COOCH=CH2 D. C6H5CH=CH2 Câu 24. Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp để tạo polime? A. CH3-CH=CH2 B. NH2-CH2-COOH C. C6H6 D. CH3-CH3 Câu 25. Polime nào sau đây không được sử dụng làm chất dẻo? A. Poli(metyl metacrilat) B. Cao su buna C. Poli(viny clorua) D. Polietilen Câu 26: Polime có công thức [(-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại nào? A. Chất dẻo B. Tơ nilon C. Keo dán D. Cao su Câu 27. Trong các loại tơ: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron những polime có nguồn gốc thiên nhiên? A. tơ tằm, sợi bông B. tơ visco và tơ nilon-6 C. sợi bông, tơ visco D. tơ nilon-6 và tơ nitron Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2? A. Chất béo. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Protein. Câu 29. Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là A. 12.000 B. 13.000 C. 15.000 D. 17.000 Câu 30. Từ 4 tấn C2H4 có thể điều chế bao nhiêu tấn PE với H = 90% ? A. 2,55 B. 2,8 C.2,52 D.3,6
00:00:00