Bài 4: Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Trần Hải Đăng

Xét cặp mặt đối lập sau: thiện-ác trong xã hội và suy ngẫm các câu hỏi sau:

_Liệu có sự tồn tại của chỉ một mặt không liên quan gì đến mặt kia không? Phân tích để thấy rõ sự thống nhất và đấu tranh giữa chúng.

_Có phải rằng chính sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trên đã tạo động lực cho con người vận động để ngày càng tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn?

Chu Thị Cẩm Anh
28 tháng 2 2019 lúc 13:09

Quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật lịch sử. Nội dung quy luật khẳng định: mọi sự vật trong thế giới tự nhiên đều tồn tại mâu thuẫn. Mâu thuẫn tồn tại khách quan, phổ biến trong thế giới tự nhiên, trong con người và tư duy của con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi có sự tồn tại của sự vật đến khi sự vật đó chuyển biến thành sự vật khác. Nhà triết học Ph.Ăngghen từng nói: "Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn... sự sống truớc hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa là một cái khác".
Như vậy, trong thế giới tự nhiên, tất cả mọi vật đều tồn tại những mâu thuẫn cơ bản, vôn có của nó.

Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó
Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hưóng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.
Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới. V.I.Lênin khẳng định: "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập".


Các câu hỏi tương tự
24- Anh Phương
Xem chi tiết
Đỗ Nhật Hạ
Xem chi tiết
nguyễn thị mỹ duyên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
nguyễn huyền (Nấm Lớn)
Xem chi tiết
Mai Phung Do
Xem chi tiết
Hân lê
Xem chi tiết
Linh Phương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết