Vào chùa gặp lại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc truyện kí, các em cần chú ý:

+ Tóm tắt được văn bản (viết về ai, sự kiện gì,...)

+ Xác định được chi tiết liên quan đến “người thật, việc thật” và chi tiết hư cấu, sáng tạo. Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với người đọc?

+ Văn bản thể hiện triết lí nhân sinh gi? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?

+ Liên hệ, kết nối với kiến thức và kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.

- Đọc trước văn bản Vào chùa gặp lại, tìm hiểu thêm những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thông tin về tác giả Minh Chuyên.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh của văn bản:

Vào chùa gặp lại là những trang viết về người thật, việc thật: Sư thầy Đàm Thân tên là Lương Thị Thân — một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc da cam. Sau chiến tranh, trở về quê hương, cô Thân vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình, xã hội. Văn bản dưới đây kể lại cuộc gặp gỡ của tác giả với sư thầy Đàm Thân.

Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 2 lúc 1:22

- Những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ:
+ Chiến tranh cướp đi bao con người và của cải, cướp đi quyền được sống bình yên và để lại nỗi đau thương vô cùng tận.
+ Chiến tranh kéo dài và khốc liệt, bắt buộc già, trẻ, gái, trai đều phải đứng lên chiến đấu và bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
+ Những di chứng của cuộc chiến vẫn còn đó, người hi sinh mãi nằm lại, người sống tổn hại nặng nề về thể chất và tinh thần.
- Tác giả Minh Chuyên:
+ Tên khai sinh là Nguyễn Minh Chuyên, sinh năm 1948, quê ở Thái Bình.
+ Ông là người chứng kiến và trải qua những giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh, vì vậy, cả cuộc đời văn ông chỉ biết về đề tài hậu chiến.
+  Tác phẩm chính: Di họa chiến tranh (tập bút ký, 1998); Nỗi kinh hoàng (tập ký, 2004); Hậu chiến Việt Nam (tập ký, 2004, 2005), Cha con người lính (tập kịch bản, 2006);...