+ Nhân hóa: Trăng lồng vào cây, lồng vào hoa
- Tác dụng: giúp người đọc hình dung ra bức tranh phong cảnh một đêm trăng thanh tĩnh ở núi rừng Việt Bắc. Nhà thơ đã gợi tả cảnh khuya ở núi rừng Việt Bắc đầm ấm, mang hồn người, sức sống của con người. Thiên nhiên không heo hút, quạnh vắng mà trở lên hiền hòa, thân thiết. Nhờ phép nhân hóa khiến trăng có hành động như con người lồng bóng vào cây, vào hoa. Trăng và hoa như hòa quện, quấn quýt tạo nên hình ảnh thơ đẹp một cách lung linh, huyền ảo, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên, tạo vật của Bác Hồ. Phải là người yêu thiên nhiên tha thiết mới có những vần thơ hay như vậy.
điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.