Các hạt nhân có cùng số A và khác số Z được gọi là hạt nhân đồng khối, ví dụ: \( _{13}^{36}\textrm{S}\) và \( _{18}^{36}\textrm{Ar}\).
So sánh:
1. khối lượng
2. điện tích
của hai hạt nhân đồng khối.
Hạt nhân \(_4^{10}Be\) có khối lượng 10,0135 u. Khối lượng của nơtrôn mn = 1,0087 u, khối lượng của prôtôn mp = 1,0073 u, 1 u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_4^9Be\) là
A.0,6321 MeV.
B.63,2152 MeV.
C.6,3215 MeV.
D.632,1531 MeV.
Số nơtron trong hạt nhân \( _{13}^{27}\textrm{Al}\) là bao nhiêu?
A. 13.
B. 14.
C. 27.
D. 40.
Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; \(_{18}^{40}Ar\); \(_3^6Li\) lần lượt là: 1,0073 u; 1,0087 u; 39,9525 u; 6,0145 u và 1 u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_3^6Li\) thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{18}^{40}Ar\)
A.lớn hơn một lượng là 5,20 MeV.
B.lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.
C.nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.
D.nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV.
Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, khối lượng động (khối lượng tương đối tính) của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6 c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là
A.1,25 m0.
B.0,36 m0.
C.1,75 m0.
D.0,25 m0.
Trong các câu sau câu nào đúng? câu nào sai?
1. Kích thước hạt nhân tỉ lệ với số nuclôn A.
2. Các hạt nhân đồng vị có cùng số prôtôn.
3. Các hạt nhân đồng vị có cùng số nuclôn.
4. Điện tích hạt nhân tỉ lệ với số prôtôn.
5. Một hạt nhân có khối lượng 1u thì sẽ có năng lượng tương ứng 931,5 MeV.
Năng lượng liên kết của các hạt nhân \(_1^2H\); \(_2^4He\); \(_{26}^{56}Fe\) và \(_{92}^{235}U\)lần lượt là 2,22 MeV; 2,83 MeV; 492 MeV và 1786 MeV. Hạt nhân kém bền vững nhất là
A.\(_1^2H\).
B.\(_2^4He\).
C.\(_{26}^{56}Fe\).
D.\(_{92}^{235}U\).
Hạt \(\alpha\)có khối lượng 4,0015u , biết NA=6,02.1023 mol-1 , 1u=931,5MeV/c2 . Các nuclon kết hợp với nhau tạo thành hạt \(\alpha\), năng lượn toả ra khi tạo thành 1 mol khí Hêli là
Biết các năng lượng liên kết của lưu huỳnh S32, crôm Cr52, urani U238 theo thứ tự là 270 MeV, 447 MeV, 1785 MeV. Hãy sắp xếp các hạt nhân ấy theo thứ tự độ bền vững tăng lên
A.S < U < Cr.
B.U < S < Cr.
C.Cr < S < U.
D.S < Cr < U.