Bài 4 : Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á

Xác Định Hướng gió Của gió mùa đến các khu vực Châu á ( đông á, đông nam á, nam á ( mùa đông và mùa hạ))

Nguyên nhân , tính chất

Các bạn Nào biết giúp mình với đang cần lắm ạ

đàm nguyễn phương dung
5 tháng 1 2018 lúc 10:51

a. Mùa đông:
+Đông Á: Tây Bắc – Đông Nam (áp cao Xi-bia đến áp thấp A-lê-út)
+Đông Nam Á: Đông Bắc-Tây Nam (áp cao Xi-bia đến áp thấp xích đạo, xích đạo Ô-xtrây-li-a).
+Nam Á: Đông Bắc – Tây Nam (áp cao Xi-bia đến áp thấp xích đạo, xích đạo Ô-xtrây-li-a).
b. Mùa hạ:
+Đông Á: Đông Nam – Tây Bắc (áp cao Ha-oai đến áp thấp I-Ran).
+Đông Nam Á: Tây Nam – Đông Bắc (áp cao Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương, Ô-xtrây-li-a đến áp thấp I-Ran).
+Nam Á: Tây Nam – Đông Bắc (áp cao Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương, Ô-xtrây-li-a đến áp thấp I-Ran).

Bình luận (0)
lê trần văn minh
17 tháng 1 2018 lúc 22:49

Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa. Nguyên tắc chung là mùa đông gió từ lục địa thổi ra biển, hướng Bắc, Đông Bắc với đặc tính chung là: lạnh, khô, ít mưa. Mùa hạ, gió từ biển thổi vào lục địa hướng Nam, Tây Nam với đặc tính chung là nóng, ẩm, mưa nhiều. Nhờ chế độ gió mùa nên hai khu vực này có mưa khá nhiều so với những khu vực cùng vĩ độ như Tây Nam Á hay Bắc Phi.
Tuy nhiên chế độ gió mùa ở 2 khu vực này cũng không hoàn toàn giống nhau cả về nguồn gốc và tác động của gió.
Về cơ bản, có thể nói ngắn gọn: Gió mùa ở Nam Á còn chịu ảnh hưởng của hướng địa hình nên hoạt động không đều trên toàn lãnh thổ. Gió mùa ở Đông Nam Á tác động khá mạnh và bao trùm hầu khắp khu vực, thậm chí tràn xuống quá xích đạo, tác động đến cả vùng Bắc của Ôtxtraylia

Bình luận (0)
Dương Minh Tài
5 tháng 1 2018 lúc 11:09

Bạn Bảo làm gì vậy bạn bảo :V

Bình luận (0)
Huy Nguyen Quang
5 tháng 1 2018 lúc 11:16

có ma

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Chien Hong Pham
Xem chi tiết
Hưng Lê Viết
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
AnhThu
Xem chi tiết
Nguyễn Thư
Xem chi tiết
Dương Minh Tài
Xem chi tiết