Từ văn bản, em có cảm nhận gì về số phận của của cô bé bán diêm? Từ đó, em hãy viết đoạn văn ngắn gọn trình bày cảm xúc của mình về những số phận tương tự như vậy?
Viết đoạn văn (6-8 câu) trình bày cảm nhận hoặc phân tích tác dụng cuả một số chi tiết nghệ thuật Tiêu Biểu Trong Các Văn Bản: trong Lòng Mẹ, Tức Nước Vỡ Bờ, Lão Hạc, Hai Cây Phong, Chiếc Lá Cuối Cùng. Trong Đoạn Văn Có Sử Dụng Kiến Thức Tiếng Việt: tình Thái Từ, Câu Ghép, Nói Quá, Nói Giảm Nói Tránh.
1. Qua văn bản “Tôi đi học”(Thanh Tịnh), em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của người lớn (ông đốc , thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh ) đối với các em bé lần đầu đi học ?
2.Tình thương yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh (Trong văn bản “Trong lòng mẹ –Nguyên Hồng ) thể hiện như thế nào ?
3.Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không?
4. Nhận xét về hai nhân vật Ông Giáo và Lão Hạc ( NC) để thấy tình người với người trong văn bản ?
5. Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Em bé bán diêm” nói chung và đoạn kết truyện nói riêng.
6. Những nét hay và dở của Xan chô pan xa vàĐôn ki hô tê , em học được gì ?
7.Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinhcủa Giôn Xi ?Hành động của cụ Bơ Men cho em suy nghĩ gì? Thế nào là kiệt tác nghệ thuật theo quan niệm của O-Hen-ry ?
8.Trong đoạn trích Hai cây phong , ai đã trồng hai cây phong ấy và gởi vào đó ước mơ gì ?
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khí phách, hình tượng của các nhà Nho yêu nước đầu thế kỉ XX sau khi học hai bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ỏ Côn Lôn"?
Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
- Đã đành là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.
Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
Lão cười bảo:
- Được ạ! Tôi lo liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.
Câu 1: Đoạn trích là lời đối thoại giữa những nhân vật nào? "Nó" được nhắc đến ở đây là ai?
Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn trích và phân tích cấu tạo ngữ pháp.
Câu 3: Nhân vật "lão" muốn gửi ông giáo vật gì? Tại sao nhân vật này lại phải gửi ông giáo giữ hộ? Qua những việc làm của nhân vật, em hiểu được tình cảm mà lão dành cho con như thế nào?
Câu 4: Việc ông giáo nhận lời giữ hộ cho thấy ông giáo là một người như thế nào? Cách ứng xử ấy gợi cho em nhớ tới nhân vật nào trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của O.Henry?
Câu 5: Tình cảm mà nhận vật "lão" dành cho con khiến người đọc vô cùng cảm động. Hãy ghi lại cảm nhận của em về điều này bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một thán từ và một câu ghép. (Gạch chạn và chú thích rõ)
Câu 6: Kể tên một tác phẩm (trong chương trình ngữ văn 8) cũng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Ghi rõ tên tác giả.
Phần II:
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Đóng vai nhân vật cô bé bán diêm kể cho bà nghe những gì đã xảy ra khi em đi bán diêm trong đêm giao thừa.
Đề 2: Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Nam Cao và truyện ngắn "Lão Hạc".
Các bạn giúp mình làm trong ngày hôm nay nhé. Mình cảm ơn ạ.
Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.
Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn trích trên và cho biết tác giả là ai?
Câu 2: Tại sao em bé lại không được đón giao thừa ở nhà? Qua đó em hiểu được gì về hoàn cảnh của cô bé?
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu ghép sau và cho biết phương tiện liên kết và quan hệ giữa các vế trong câu ghép đó:
"Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà."
Câu 4: Việc tác giả miêu tả ngôi nhà năm xưa và hiện tại của cô bé đã sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
Câu 5: Bằng hiểu biết về tác phẩm, em hãy nêu suy nghĩ về tình cảnh của cô bé bán diêm bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu theo cách trình bày diễn dịch.
Phần II: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?".
Câu 1: Đoạn truyện trên kể về sự việc gì? Qua đó em hiểu được gì về nhân vật có lời kể trên?
Câu 2: Lời kể trong đoạn trích sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Chỉ ra một thán từ và một câu ghép có trong đoạn trích.
Câu 4: Nhân vật này đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng tốt đẹp. Hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm mà nhân vật này dành cho con chó Vàng bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu, trình bày theo cách diễn dịch.
Tìm những nét tương đồng trong cảm xúc của nhà thơ Huy Cận trong bài ''Tựu trường'' và nhà văn Thanh Tịnh trong ''Tôi đi học''