Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Ngọc Anh

Viết văn tả cảnh một ngày hội mà em biết(không chép mạng nha)

Thảo Phương
20 tháng 8 2016 lúc 10:05

Năm nào em cũng về que ngoại dự hội Lim.Hội Lim quê em diễn ra vào ngày 11 đến ngày 13 tháng Giêng âm lịch hằng năm

Mọi người từ nhiều miền quê về dự hội rất đông vui.Cũng như các hội khác,hội Lim cũng có đủ các phần từ lễ rước đến lễ tế cùng nhiều trò vui dân gian.Đặc biệt,lễ hội này gắn liền với một truyền thống văn hóa nổi tiếng của đất Kinh Bắc là hát quan họ.Các liền anh mặc áo the,đội khăn xếp,các liền chị đội nón quai thao,mặc áo mớ ba mớ bảy hát đối đáp từng cặp rất duyên dáng.Họ hát trên đồi Lim,hát trên thuyền,hát sau chùa,...với đủ các làn điệu quan họ du dương trầm bổng..

Ngoài những tiết mục hát quan họ,hội Lim còn có nhiều trò chơi dân gian như trò đu quay,cờ người,róc mía nấu cơm,đánh trống mặc áo the kăn xếp,...Không khí các sân chơi thật là náo nhiệt.Oử sân chơi kéo co,hai đội chơi ra sức kéo dây thừng lớn,bắp tay nổi cuồn cuộn,gương mặt người chơi ánh len niềm vui chiến thắng.Sới vật cũng không kém phần sôi nổi.Hai đấu sĩ mình đóng khố,đầu quán khăn đang thi rài quyết liệt.Mọi người vỗ tay,reo hò cổ vũ như sấm rền

Hội Lim đã để lại trong lòng mọi người những cảm xúc đẹp đẽ

( Mình tự  làm đó)

Đặng Thị Cẩm Tú
20 tháng 8 2016 lúc 12:05

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán là em được theo mẹ về quê để xem hội thi nấu cơm mừng mùa lúa mới. 

Trên sân đình, người từ khắp nơi xem hội rất đông, Đông-Tây-Nam-Bắc hầu như đều có người, từng hàng từng dãy đi về phía đình. Người thật đông vui và nhộn nhịp. Ai ai cũng đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch sẽ. Biểu ngữ '' Chào Xuân Mới-Vui Mùa Lúa Mới'' treo ở ở cổng đình màu đỏ tươi chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề ''Tết". Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son hài hước, cũng chỉ vì góp vui cho hội. Bà con diễn " Trồng cây lúa nước" để nhớ ơn Thần Nông. Ngày hôm sau dân làng tổ chứ thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người. Từ vạch xuất phát chạy qua khu rừng và về tới hội trường mất 30 phút. Ba người trong một đội phải vừa chạy vừa nấu sao cho nồi cơm chín thơm ngon về tới tận đích mới thắng, đội nào về nhanh nhất, cơm nấu ngon nhất thì đội đó sẽ thắng. Tùng, tùng, tùng ba hồi trống bắt đầu vang lên, các đội gánh nồi chạy, vừa chạy vừa nhóm lửa. Bà con cổ vũ rất nhiệt tình, những tiếng " Cố lên, cố lên..." vang xa khắp khu rừng, hầu hết ai ai cũng nghe thấy. Người người đứng bao vây khắp cả khu rừng, tiếng bước chân của các đội, ai cũng hì hục nấu cơm cho nhanh chín. Mùi khói nồng nặc theo hướng gió, nhưng chắc sẽ không ai để ý tới nói đâu, vì họ đang chằm chằm vào phía các đội chơi. 20 phút đã trôi qua, các đội cũng đã thấm mệt, nồi cơm cũng gần chín. Hết giờ, bác cộng tài hô lên và cho ngừng cuộc chơi. Mọi người reo hò, đội nào cũng về được đích nhưng không biết được đội nào sẽ thắng.Tất cả đều hồi hộp, tim đập thình thịch. Và....thỏ con, đội thỏ con đã thắng với số điểm là 8.5. Xin chúc mừng. Thế là đội thỏ con đã thắng, ai ai cũng đều vui mừng, không quan trọng là thắng hay thua. Mọi người đều vui, các đội chơi đều vui.

Ngày Tết, được đi chơi thật vui. Nhưng được xem hội thi nấu cơm còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng đang mùa gặt hái. Nhất là cánh đồng quê em.

 

Phạm Khánh Linh
19 tháng 12 2016 lúc 21:02

BÀI LÀM

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, cả nước ta lại nô nức đi xem hội, đi lễ chùa với những lễ hội truyền thống mang đậm chất dân tộc Việt Nam ta như hội chùa Hương, hội chùa Yên Tử hay hội hát Lim…Nhưng đối với tôi, lễ hội đua thuyền rồng trên biển vẫn là một lễ hội đặc sắc nhất và vui nhất vì nó mang một sắc thái đậm chất của những người dân sống ở miền biển Cát Hải quê tôi cũng như thành phố cảng Hải Phòng ta.

Hằng năm, cứ đúng ngày 21 tháng giêng âm lịch, quê tôi lại tổ chức tế lễ thủy thần-đua thuyền rồng nhằm muốn cầu các vị thần biển cả phù hộ cho các ngư dân ra biển sẽ có một năm bội thu tôm cá, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng.Cũng chính vì vậy, lễ hội này được bắt nguồn từ ý nguyện tâm linh của những người đi biển.

Như thường lệ, mọi năm, tham gia giải đua thuyền có ba đội gồm:tổ dân phố Lục Độ, Lương Năng(áo màu trắng); tổ dân phố Hòa Hy, Đôn Lương(áo màu vàng); tổ dân phố Tiến Lộc, Hải Lộc(áo màu đỏ).Mỗi đội có mười bảy tay chèo, đều là những thanh niên trai tráng khỏe mạnh và được tập luyện trước đó vài ngày. Thuyền của các đội là thuyền thoi, có chiều dài 11 mét, chiều rộng 1,5 mét được đóng gỗ khô, nhẹ, bền và chắc.Lòng thuyền có chỗ ngồi cho các tay đua, phía mũi có cái đầu rồng chạm bằng gỗ được sơn son thếp vàng rực rỡ.

Đúng mười hai giờ trưa, lễ hội đua thuyền mới chính thức bắt đầu, nhưng ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người đã đổ về khu vực diễn ra lễ hội, cổ vũ cho các đội đua.Hội đua thuyền ở đây không chỉ thu hút nhân dân trong vùng mà rất nhiều du khách đến từ Nam Định, Quảng Ninh, Hà Nội…cũng về tham dự.

Sau khi các đội đã chuẩn bị tư thế sẵn sàng dưới thuyền và ổn định chỗ ngồi cho nhân dân xong, được lệnh từ ban tổ chức, bác trọng tài liền dõng dạc hô vang:

-Một…Hai…Ba…Bắt đầu…

Tiếng trống lệnh cũng nổi lên, ba thuyền đua xé nước lao đi trong tiếng reo hò của hàng ngàn người làm vang động cả một vùng biển.Mọi người dân đứng trên bờ cổ vũ cho các thuyền đua, giơ cao các băng dôn, khẩu hiệu, cứ thế hô:”Cố lên…Cố lên…Cố lên…”Các đội đua phấn khích như được tiếp thêm sức mạnh, cố gắng vượt thuyền lên trước.

Mà hình như, hôm nay trời đẹp hơn mọi khi.Bình thường gió ở Cát Hải to lắm, thế mà hôm nay lại chẳng có động tĩnh gì.Trời thì râm mát, giúp các đội chơi và khán giả đỡ mệt mỏi dưới cái nắng khô.Nước biển thì lại phẳng lặng, giúp các đội chơi nhanh chóng chèo thuyền về đích.

Trống lệnh cứ thế nổi lên:”Tùng tùng…tùng!Tùng tùng…tùng!”.Các đội đua ganh nhau từng mét nước, từng mái chèo, dùng hết sức lực của mình để đua thuyền đội mình về đích.

Trên bờ, mọi khán giả đều chăm chú xem cuộc đua.Không chỉ người lớn thích xem đua thuyền mà cả trẻ em cũng thích.Chúng hò hét, hô vang, cổ vũ cho các đội chơi.

“A!Đội áo màu đỏ đã vượt lên trước rồi kìa!”Mọi người reo lên.Hình như các đội đang tranh giành về trước, chỉ có đội áo vàng hơi chậm tay nên đang dẫn cuối.Khán giả trên bờ thấy vậy liền khích lệ đội áo vàng:”Đội vàng cố lên!...Đội vàng cố lên!...”

Khoảng hai mươi phút sau, các đội đua đã vượt qua vạch cờ của ban tổ chức.Lúc này các đội chơi phải bẻ lái, quay thuyền để tiếp tục cuộc đua.

Sau khi đã hoàn thành công việc bẻ lái, đội đua lại cố gắng chèo thuyền.”Kìa!Đội vàng vừa dẫn cuối mà sao bây giờ đã dẫn đầu rồi!”Mọi người rỉ tai nhau về cuộc đua.Chắc có lẽ, tuy đội vàng đua thuyền không nhanh bằng các đội khác nhưng đôi này lại rất giỏi về công việc bẻ lái nên đẫ dẫn lên trước.Tiếng trống thấy vậy cũng đánh dồn giã hơn như đang khen đội vàng.

Cuộc đấu ngày càng gay cấn vì ba chiếc thuền rồng của các đội rất ngang bằng nhau.Nhiều khán giả cứ nghĩ:”Cứ ngag nhau như thế này thì làm sao có thể biết được đội nào về đích trước chứ!”

Dưới thuyền của các đội chơi, ai ai cũng đều thấm mệt, ướt đẫm mồ hôi.Tuy vậy nhưng mọi người vẫn cố gắng chèo để về đích sớm nhất vì người dân Cát Hải quê tôi có quan niệm:Khi đua thuyền, các đội phải về được đích, dù trước hay sau nhưng nếu đội nào mà bỏ cuộc thì coi như không có lòng thành kính với các vị thần biển.

Kìa các đội đã về đến vạch xuất phát ban đầu rồi.Chỉ còn một vòng nữa thôi là cuộc đua sẽ kết thúc.Tất cả khán giả đều dồn mắt vào các đội.Tiếng trống bắt đầu nhanh hơn, giục giã mọi người nhanh tay chèo thuyền về đích.

Trận đấu bây giờ trở nên quyết liệt.Bình thường mọi người chơi chỉ là một ngư dân, thế mà sao hôm nay họ lại mạnh mẽ đến thế!Ai ai cũng cố gắng dồn hết sức chèo thuyền.

“Tùng tùng…tùng!Tùng tùng…tùng!”Tiếng trống cứ giục giã vang lên.Các đội sắp về đến đích rồi.Các đội chơi ganh nhau lên trước.

Thế rồi cuộc đua cũng đến hồi kết.Đội về đích đầu tiên là đội áo đỏ(Tổ dân phố Tiến Lộc-Hải Lộc), về nhì là đội vàng(Tổ dân phố Hòa Hy-Đôn Lương), và về cuối cùng là đội trắng(Tổ dân phố Lục Độ-Lương Năng).

Theo quan niệm của nhân dân Cát Hải, nếu thuyền đua của đội nào về đích đầu tiên thì năm đó, người dân xã đó sẽ gặp nhiều may mắn, xóm làng bình yên, làm ăn thuận lợi.Tuy đội vàng và đội trắng không về được đích đầu tiên nhưng họ vẫn vui mừng và hứa hẹn năm sau sẽ được giải Nhất.

Cuộc đua thuyền rồng ở quê tôi mang ý tưởng chủ đạo:Thuyền rồng Cát Hải vươn khơi trong thế rồng bay của đất nước, nối vòng tay bè bạn, than ái với mọi miền Tổ quốc.

Năm nào, tôi cũng được bố mẹ chở về quê xem đua thuyền, cổ vũ cho các đội đua.Tuy năm nay Tổ dân phố quê tôi không được giải Nhất nhưng tôi vẫn luôn hi vọng năm sau Tổ dân phố quê tôi sẽ thành công.Bây giờ tôi chỉ mong sao thời gian trôi nhanh để lại được về Cát Hải xem hội đua thuyền rồng và cổ vũ cho các đội đua nhất là đội đua của Tổ dân phố quê tôi.

Aoi Kiriya
16 tháng 6 2018 lúc 10:25

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.


Các câu hỏi tương tự
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Thiên bình
Xem chi tiết
NGUYỄN THU HÀ
Xem chi tiết
NGUYỄN THU HÀ
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
vũ thị thái hà
Xem chi tiết
Cơn gió mùa đông
Xem chi tiết