Văn bản"Tức nước vỡ bờ" của nhà văn Ngô Tất Tố, được trích trong chương 18 tiểu thuyết"Tắt đèn" (1939). Hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm là một người phụ nữ đảm đang, dịu dàng, hết lòng yêu thương chồng con. Khi anh Dậu bị ốm thì chị chăm sóc anh Dậu rất tận tình. Tình cảnh của gia đình chị Dậu rất đáng thương, gia đình chị nghèo, nợ sưu chưa trả, anh Dậu thì ốm đau rề rề có thể bị đánh trói đi bất cứ lúc nào nên chị đành rứt ruột đem bán cải Tí đứa con gái đầu lòng của chị. Sức mạnh phản kháng của chị Dậu hết sức mãnh liệt khi mà tên Cai Lệ đến bắt trói anh Dậu đi. Chị là người biết nhẫn nhục nhưng không hề yếu đuối, luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt và tinh thẫn phản kháng mạnh mẽ trước tên Cai Lệ. Chính vì vậy có áp bức thì sẽ có đấu tranh.
Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh lại người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.