Thương vợ là một tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Trần Tế Xương. Vì sức khỏe yếu nên mọi trọng trách trong gia đình đã đè nặng lên đôi vai của người vợ tần tảo. Bài thơ đã đem lại nhiều cảm xúc và có ý nghĩa Văn học cao. Nó phác thảo lên những khó nhọc mà con người xưa kia phải chịu đựng và cố gắng.
“Quãng vắng” đối lập “đò đông” gợi tả không gian xung quanh bà tú theo dòng thời gian nhanh thoan thoắt, lúc như hành hạ trong nỗi cô đơn tủi hờn, có lúc tất bật bởi bao lời ăn tiếng nói bán buôn khi đò đông lên thì phải lẹ làng mặc cả buôn bán kiếm cái ăn đâu chỉ cho riêng mình cũng giống như :
“Con cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Trong câu thơ thứ ba tác giả đã đảo ngược từ lặn lội đứng trước danh từ chủ thể thân cò kết hợp với cụm từ quãng vắng, ngoài ra có thể để ý ta sẽ thấy một sự đối lập ở hai câu ba và bốn giữa 'lặn lội' và 'eo sèo'; 'khi quãng vắng' - 'buổi đò đông' cho thấy nỗi vất vả một mình của bà Tú vừa phải gánh vác công việc để kiếm tiền đảm bảo một cuộc sống vừa đủ lại vừa phải lo toan việc gia đình.. Còn bà Tú dẫu mệt mỏi bởi việc kiếm nuôi gia đình nhưng có bao giờ buông lời than thở trách cứ, không một lời than phiền giống tiếng khóc nỉ non của cò đâu, dừờng như nỗi u buồn nén chặt bởi sự hi sinh đức độ là trái tim đầy yêu thương , điều đó càng làm cho sự cảm thông và ái ngại dâng đầy trong suy nghĩ nhà thơ.Số phận bà tú bây giờ xoáy theo vòng đời xuôi ngựơc bon chen tìm nh gì có thể nuôi sống gđ trong đó có ng chồng bất tài.Câu thơ này nhà thơ khéo léo mựon hình ảnh dân gian cùng biện pháp đảo ngữ tạo giọng thơ man mác buồn hay ray rứt mãi.
Với một không gian chật hẹp, người mua kẻ bán đông đúc, bà Tú phải vất vả lắm, tất bật ngược xuôi lắm mới may ra Nuôi đủ năm con với một chồng. Nỗi vất vả ấy, sự tất bất ấy tăng lên gấp bội khi phải kéo dài quanh năm, hết ngày lại ngày, hết năm lại năm. Sự đối lập - liên kết giữa mom sông - Quanh năm liên hội ngũ nghĩa với Eo sèo mặt nước buổi đò đông và Năm nắng mười mưa càng cho thấy rõ hơn nỗi vất vả, lam lũ cực nhọc mà bà Tú phải chịu đựng, nếm trải, đồng thời nói lên sự đảm đang, tháo vát lo toan của bà. Ông càng trở nên thương vợ cho người vợ của mình
Có hiểu được sâu sắc cái cảnh quanh năm buôn bán ở mom sông của vợ, có thực sự cảm thông và yêu thương vợ, nhà thơ mới có thể tạo nên những câu thơ đầy ân tình với những chữ nghĩa bình dị nhưng ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc như vậy.
Ngoài nội dung trên, bài thơ Thương vợ còn có một nội dung khác. Đó là nỗi lòng của tác giả. Nhà thơ cảm thấy mình bất lực, vô tích sự, đã không đỡ đần được gì cho vợ mà bản thân lại còn trở thành một phần gánh nặng đối với vợ.Nội dung này ẩn sau cách thể hiện nội dung thứ nhất và hội tụ lại ở một từ với. Cũng như từ và, từ cùng, từ với về từ loại chỉ là từ quan hệ, dùng để nối các từ, các ngữ với nhau. Khả năng biểu đạt nghĩa của chúng hết sức thấp. Sắc thái tu từ của chúng càng thấp. Bởi vậy, thơ ca rất kị các từ quan hệ. Nhưng từ với trong bài thơ Thương vợ có một vị trí đặc biệt, có khả năng biểu đạt to lớn. Quả vậy, trong khi và, cùng nối kết các từ ngữ có quan hệ ngang hàng, đồng đẳng, tạo nên giá trị thiên về liệt kê số lượng, thì với nỗi kết các từ ngữ có quan hệ không ngang hàng, không đồng đẳng với nhau, nên nó mang nghĩa cộng thêm vào, gia tăng về lượng.
Theo đó, câu thơ” Nuôi đủ năm con với một chồng Trong cảm nhận của nhà thơ và của chúng ta là: Nuôi đủ năm con đối với bà Tú đã là một gánh nặng rồi và bây giờ lại thêm một chồng, thì cái gánh nặng biết bao nhiêu, và chắc chắn đôi vai gầy của bà Tú phải vất vả, cực nhọc nhiều lắm mới kham nổi. Thế là, chỉ bằng một từ với, nhà thơ cũng đồng thời nói rõ hơn, cụ thể hơn những vất vả, lo toan của bà Tú với gia đình, chồng con, và bộc lộ nỗi chua chát, bất lực của mình khi phải để cho vợ một mình gánh vác việc nhà, lo toan mọi bề. Qua đó, nhà thơ cảm thấy mình có lỗi với gia đình, trước hết với bà Tú. Âu chi, đó cũng là một cách nhà thơ ngầm “thú lỗi” với người vợ nhân hậu của mình.
Có đặt tình cảm và thái độ ấy vào hoàn cảnh lịch sử xã hội của nhà thơ - cái xã hội mà người phụ nữ, người vợ bị coi thường, bị chi phối bởi đạo lí tam tòng tứ đức, bởi lề giáo phong kiến nặng nề - mới thấy hết sự ân tình, đằm thắm của nhà thơ đối với vợ, mới thấy được sự hàm ơn của nhà thơ đối với bà Tú - một điều hiếm thấy trong thơ ca cổ. Khả năng biểu đạt của ngôn từ trong bài thơ Thương vợ là ở đấy. Giá trị của bài thơ cũng ở đấy.
Bài thơ có ý nghĩa rất to lớn, với giọng thơ đầy cảm xúc và trìu mến đã nói lên tâm trạng của tác giả về người vợ của mình và những khó nhọc mà gia đình đã phải trải qua
Hai câu thơ đầu đã giới thiệu cho người đọc biết về hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Trong hai câu thơ này, ta có thể cảm nhận được hoàn cảnh lam lũ, nhọc nhằn và hình ảnh tất tả, xuôi ngược của bà Tú qua thời gian và địa điểm được nhắc đến trong thơ. Những điều đó được gợi nên bằng các từ: “quanh năm” và “mom sông”. Trong khi từ “quanh năm” thể hiện sự xuyên suốt, ròng rã từ ngày này qua tháng nọ vì công việc tất bật thì từ “mom sông” lại gợi nên sự bấp bênh của nơi mà bà Tú làm việc, vì đó là phần đất dôi ra phía lòng sông, chông chênh và nguy hiểm. Thế nhưng thời gian và địa điểm làm việc vẫn chưa nói lên tất cả những khó nhọc mà người vợ của Tú Xương phải vượt qua, vì bà còn phải “nuôi đủ” cả “năm con” và “một chồng”. Thông thường, việc nuôi lớn các con cần sự sẻ chia của cả vợ và chồng mà đôi khi cũng còn chật vật. Ở đây, gánh lo của một người phụ nữ như bà lại thêm gấp nhiều lần người bình thường vì bà là trụ cột của gia đình.
1. Cảm nhận hai câu thực:Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Đọc hai câu thơ tiếp theo, ta lại thấm thía hơn những gian khó, nhọc nhằn của người vợ. Những cảm nhận ấy được Tú Xương khéo léo gợi lên một lần nữa trong lòng người đọc qua những từ ngữ, hình ảnh mà ông sử dụng: “lặn lội”, “thân cò”, “khi quãng vắng”, “eo sèo”, “buổi đò đông”.
Hai từ đầu tiên “lặn lội”, “thân cò” dễ giúp người đọc liên tưởng đến chất liệu nghệ thuật của văn học dân gian nên nỗi gian truân, lam lũ của người phụ nữ như bà Tú lại thêm phần được cảm nhận rõ rệt hơn. Những từ còn lại có vai trò khắc họa không gian và thời gian rợn ngợp, nguy hiểm, bấp bênh và chen chúc mà bà Tú phải đối mặt và phải cứng rắn để vượt qua.
Tuy số lượng câu chữ ít ỏi nhưng điều mà hai dòng thơ thể diễn tả lại có biên độ rộng hơn rất nhiều lần. Đó không chỉ là sự bươn chải vất vả của bà Tú mà ẩn sâu trong đó là tấm lòng cảm thương sâu sắc, da diết mà ông Tú dành cho bà.
3. Cảm nhận hai câu luận:Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cặp câu này đã tô đậm đức hi sinh của bà Tú. Dù có thể cuộc đời đặt bà vào hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách, bà không than phiền hay trách cứ mà chỉ nhẹ nhàng xem đó là “duyên”, “nợ” của cuộc đời mình. Thế nên bà nhận về mình trách nhiệm với gia đình, với chồng con, giữ thái độ chấp nhận “âu đành phận” và cũng chẳng “dám quản công” mà phàn nàn. Ấy là điều đáng quý. Ngược lại, là một người đàn ông nhưng khi thấy gánh nặng trụ cột đè nặng lên vai người vợ, nhận ra những điều này và quan trọng là nói lên trong thơ, ông Tú có lẽ nhận ra rất rõ sự chịu thương chịu khó của bà, đồng thời như trách chính bản thân mình, xem mình là “duyên”, nhưng cũng vừa là “nợ” của bà.
Đặc biệt, trong hai câu thơ này, Trần Tế Xương đã vận dụng sáng tạo và thành công thành ngữ “năm nắng mười mưa” để nói lên đức tính cao quý của bà Tú nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.
Hai câu thơ cuối bộc lộ rất rõ tình cảm và thái độ của tác giả trong bài thơ, đó dường như là tiếng lòng, là nỗi niềm mà nhà thơ muốn gửi gắm sau tất cả:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Cụm từ “cha mẹ thói đời” thể hiện thái độ có phần gay gắt của Tú Xương đối với nếp xấu chung của xã hội và người đời, dù hữu ý hay vô tình cũng đã ít nhiều tác động đến những nhọc nhằn, lam lũ mà bà Tú gánh chịu.
Hơn hết, ông Tú cũng nghiêm khắc phê bình bản thân mình, điều đó thể hiện rất rõ nét trong câu thơ cuối: “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông nhận khiếm khuyết của mình, có thể xem mình là nguyên nhân sâu xa nhất khiến bà Tú phải khổ. Nhìn nhận một cách công bằng, dù cách đánh giá của ông Tú về chính mình có mức độ khách quan như thế nào thì việc ông nghiêm nghị xem xét mình đã là một biểu hiện của một nhân cách cao đẹp của một người đàn ông trượng nghĩa.