Bài viết số 1 - Văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Minh Tâm

Viết một đoạn văn kể về người lao công

Trần Nguyễn Bảo Quyên
4 tháng 9 2017 lúc 8:24

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Loading...

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây… nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác… Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen…cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn… Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút… Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

Thu Thủy
4 tháng 9 2017 lúc 8:33

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.


Nấm Gumball
4 tháng 9 2017 lúc 12:50

Có lẽ một phần vì tôi hay đi làm về khuya nên thường bắt gặp hình ảnh màu áo xanh thân thương các cô chú lao công. Họ cần mẫn làm việc âm thầm và lặng lẽ. Công việc gắn liền với màn đêm, cơ cực, nhưng trong sáng và đầy ý nghĩa.

Qua ánh mắt tôi không rõ họ già hay trẻ nhưng điều dễ thấy ở họ là sự cần mẫn, chịu khó vô cùng. Bắt đầu công việc khi người khác chuẩn bị được một giấc ngủ ngon, khi thành phố vẫn còn đang say trong giấc nồng. Sau một ngày thành phố tạo ra bao nhiêu là rác. Làm nghề lao công đồng nghĩa với việc chấp nhận sự hôi hám, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Không chỉ có thế, còn những mối nguy hiểm của bóng đêm rình rập cũng thật đáng sợ, và còn biết bao những thiệt thòi chưa kể hết. Có những công việc khiến người phụ nữ chỉ được “ăn với chồng nửa bữa, ngủ với chồng nửa đêm”.

Những tối ba mươi Tết khi mọi nhà đã quây quần ấm cúng quanh mâm cơm tất niên hay khi mọi người đón giao thừa đã trở về nhà, tôi lại thấy những chị lao công vẫn lặng lẽ quét trên đường. Ai không khát khao được cảm giác hạnh phúc vào những thời khắc thiêng liêng nhưng thế? Tránh làm sao khỏi những phút chạnh lòng do công việc đặc biệt của mình, nhưng để cho mọi người được đón ngày đầu tiên của năm mới với không khí thật trong lành, với sự sạch sẽ và thắm tươi của muôn sắc hoa trên những con đường, người lao công đã sẵn sàng gác lại hạnh phúc bé nhỏ của cá nhân mình. Có những nữ lao công suốt mấy năm từ khi bước vào nghề muốn có một ngày được tự tay nấu và ngồi cùng chồng con ăn một bữa cơm tất niên trọn vẹn mà cứ hoài lỗi hẹn. Đấy là còn chưa kể những ngày đầu năm khi mọi người vẫn còn đang say sưa với xuân nồng, cùng nhấp môi chúc nhau li rượu ngày tết, những người lao công đã lại bắt đầu công việc của họ. Ngày lễ, ngày Tết lượng rác thải càng nhiều, thay vì được nghỉ ngơi như bao nghề khác, nghề lao công lúc này lại càng thêm vất vả. Khối lượng công việc tăng lên, họ phải làm thêm giờ mà không một lời nào ca thán.

Đành rằng ai cũng phải tham gia vào một nghề nào đó theo sự phân công của xã hội để cùng nhau lao động dựng xây đất nước bằng công sức của mình, nhưng tôi vẫn thấy thương những người lao công nhất. Có lẽ họ là những người đang tham gia vào nghề nặng nhọc và vất vả nhất trong các nghề vất vả. Họ làm việc thầm lặng và cơ cực biết bao. Khi cuộc sống càng hiện đại với dân số ngày một gia tăng, tất yếu lượng rác thải cũng sẽ ngày càng nhiều, nỗi vất vả của những người lao công chưa bao giờ dừng lại mà càng tăng thêm bội phần. Thật tuyệt vời khi ta biết được những con người ấy đã vượt lên khó khăn và luôn có trách nhiệm cao với công việc vì một môi trường trong sạch chung cho cả cộng đồng.

Những người lao công còn giúp tôi hiểu ra được bao điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tự hào biết bao khi tôi được biết nghề lao công tuy nghèo khổ nhưng vẫn có những người như là những người như chị Hòa, chị Oanh – những nữ công nhân ở công ty môi trường số 1- phường Ba Đình đã vui vẻ tìm trả lại cho người mất sợi dây chuyền vàng và điện thoại mà họ nhặt được khi đang làm việc mà không cần nhận tiền biếu cảm ơn của người bị mất. Có thể nói hầu hết những người làm nghề lao công đều có một gia cảnh nghèo giống nhau, nhưng đó lại là điều để ta thêm kính yêu và cảm phục về sự trong sạch, lương thiện ở nhân cách của họ. Từ những người lao động bình dị chân chính ấy, tôi lại nghĩ nhiều về cuộc đời này. Tại sao có những người nghèo khổ lại sống trong sạch đáng trân trọng đến thế mà lại có những kẻ khỏe mạnh thừa sức vóc lại giả dạng đi ăn xin, lừa gạt, trộm cắp, cướp giật miếng cơm manh áo của người khác?

Những người lao công đã cho chúng ta bài học về sự cần cù trong lao động. Thật đúng như Bác Hồ đã từng nói nghề nào trong xã hội này cũng cao quý miễn mình sống bằng sức lao động của mình trong khuôn khổ pháp luật, chỉ những kẻ lười biếng chuyên ăn bám xã hội mới đáng xấu hổ. Không chỉ dạy ta tinh thần yêu lao động, người lao công còn cho ta bài học nhân cách làm người sống trung thực và một thái độ nhân ái “mình vì mọi người”. Họ chấp nhận những niềm vui nho nhỏ mất đi, sự ngọt ngào của giấc ngủ bị phá vỡ để đem đến một sự ngọt ngào khác lớn hơn cho tất cả mọi người. Đó là cái ngọt ngào được cảm nhận khi mỗi sớm mai thức dậy bước ra khỏi nhà ta được đi trên những con đường sạch sẽ thoang thoảng hương mộc lan, hay mùi thơm hoa sữa nồng nàn.

Câu chuyện những người lao công hôm nay gợi tôi nhớ về những tấm lòng cao cả mà tôi đã từng được học qua lời giảng ấp áp của cô giáo dạy văn khi cô dạy cho chúng tôi truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ở chương trình ngữ văn cấp hai. Câu chuyện kể về anh thanh niên làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu chuyên đo gió, đo mưa, đo nắng, , tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ chiến đấu, phục vụ sản xuất. Anh phải chịu cảm giác “thèm người” làm công việc đó một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, phải cắt xén giấc ngủ của mình đối mặt với cái lạnh buốt nửa đêm trên núi để đảm bảo giờ “ốp” và thông báo về kết quả về “nhà” qua bộ đàm vào bốn giờ sáng, mười một giờ trưa, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Tôi lại nhớ đến bạn của anh một kĩ sư ở vườn rau Sa Pa ngày ngày vẫn thầm lặng đi thụ phấn cho từng cây su hào để nhân dân toàn miền Bắc có được củ su hào to và ngọt. Hay anh bạn mười một năm chưa một ngày rời cơ quan và không đi đâu tìm vợ để làm cho xong được bản đồ sét cho đất nước…. Tôi lại nghĩ về màu áo xanh của những thanh niên tình nguyện mỗi mùa hè lại lan tỏa khắp các vùng quê, và những bản làng xa xôi đem đến ánh sáng và nguồn vui cho biết bao đồng bào còn khó khăn. Họ và những người lao công thật đáng kính, đáng được cả xã hội này tôn vinh vì họ đã và đang sống với một tinh thần thật đáng trân trọng “mình vì mọi người”.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ nhường phần ai?”, tôi thần tượng những người lao công vì họ đã gánh cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều gian khổ không thể nói hết bằng lời. Nhiều lúc bị cuốn theo nhịp sống xô bồ hối hả của cuộc sống hiện đại, mọi người cứ coi như sự hiện hữu của họ là phép mặc nhiên của cuộc đời. Xin một phút“sống chậm lại” để chúng ta nghĩ nhiề hơn về họ, chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với họ. Công việc quét rác tuy thật bình dị nhưng sự đóng góp cho môi trường thành phố thật lớn lao biết bao. Họ những người lao động lặng lẽ đang góp phần mang mùa xuân về cho đất nước.

Tôi vẫn nói vui với bạn bè: - Nếu “sạch sẽ là mẹ sức khỏe” thì những người lao công đều là “mẹ” của chúng ta đấy! Chỉ là nói vui nhưng cũng có lí chứ nhỉ. Ta biết yêu thành phố của mình bao nhiêu thì hãy biết thương những người lao công bấy nhiêu. Hãy cùng nhau tiếp sức cho họ bằng những việc rất nhỏ như đừng xả rác bừa bãi, gom rác gọn gàng, bỏ rác đúng giờ và đúng nơi quy định…, những việc này không khó và chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Và ai đó ơi, bạn đã bao giờ dậy thật sớm để tận hưởng không khí trong lành trước khi thành phố bừng tỉnh chưa? Khi bạn hít một hơi thở trong lành, hãy nhớ tối hôm qua cô lao công đã quét thật khẩn trương chỉ với một mong muốn thật đơn giản là để khuôn mặt của con đường kịp tươm tất cùng bạn đón ánh bình minh. Một ngày mới nắng ấm lại tràn về thành phố, đường phố sạch trơn, những tia nắng buổi sớm khẽ luồn qua từng kẽ lá, tiếng người đi tập thể dục về, tiếng xe cộ vẫn còn thưa thớt, bạn hãy hít một hơi dài để không lãng phí một phút giây nào của buổi sớm, không bỏ lỡ cảm giác tất cả vừa tỉnh giấc. Vì sao bạn biết không? Đơn giản thôi, bạn có biết ước mơ thầm lặng của những người lao công là mong sao ai trong chúng ta cũng đã từng được một lần trải qua cảm giác này. Chỉ bấy nhiêu thôi, đủ để họ thấy hạnh phúc vì đã góp được một chút gì đó cho xã hội cho tất cả những người trong thành phố mà họ đang gắn bó yêu thương.

Nghĩ về những người lao công, tôi luôn có một ước mong nho nhỏ rằng, khi bình minh một ngày mới bắt đầu, được dạo bước trên những con đường sạch sẽ, được tận hưởng cảm giác trong lành mát mẻ của buổi sớm mai, xin ai đó đừng vô tâm thản nhiên coi như là điều mình đương nhiên được hưởng. Hãy nhớ rằng đằng sau đó là nỗi vất vả thầm lặng của những người lao công đang ngày đêm giữ gìn vệ sinh cho thành phố của chúng ta. Chúng ta mỉm cười trước một ngày khi đêm qua những giọt mồ hôi của người lao công đã rơi lặng lẽ. Chúng ta tỉnh dậy sau những giấc ngủ ngon lành khi họ vừa trải qua cuộc đối mặt với bụi bặm và bao nguy hiểm chực chờ. Một chút ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sẽ đồng nghĩa với chúng ta đã nói được lời yêu thương đến công sức của những anh, những chị lao công đang vất vả ngày đêm vì môi trường thân yêu của chúng ta. “Chị lao công đêm đông quét rác” không chỉ là niềm yêu thương mà còn là mong muốn được đồng cảm, sẻ chia của tất cả mọi người trong xã hội. Tôi kính chúc các cô chú lao công luôn mạnh khỏe và cầu cho sự an lành sẽ luôn đến với những con người làm nghề đáng kính như các cô, các chú.

Nguyễn Nhã Hiếu
4 tháng 9 2017 lúc 14:03

Ngày nào cũng vậy, mỗi khi mặt trời ngả bóng là phố phường em lại rộn lên tiếng chuông với âm thanh cao vút, và đó là tiếng chuông reo gọi mọi người ra đổ rác của chị Trần Thị Hương, chị lao công chăm chỉ làm việc ở nơi em sinh sống.

Chị Hương khoảng gần 30 tuổi. Trong trang phục màu xanh cũ kỹ của chị là một thân hình dong dỏng cao với mái tóc dài chớm eo, chị thường hay đội trên đầu chiếc nón có cái quai được thiết kế từ một tấm khăn dài và rộng, chiếc nón đó đã khiến cho khuôn mặt chị chỉ còn hiện ra đôi mắt hiền từ màu nâu đen. Giày bata là thứ mà chị lựa chọn để bao bọc cho đôi chân của mình, nó giúp cho nắng, gió hay những vật sắc nhọn dưới lòng đường không chạm vào chân chị được. Chị Hương đi tới đâu là chiếc xe màu xanh giống như hình một chiếc hộp lớn và cây chổi dài đi theo chị. Đó chính là những công cụ giúp chị làm sạch phố phường và giải quyết rác thải cho mọi nhà.

àng ngày, từ sáng sớm em đã thấy chị có mặt ở cuối phố, lúc đấy chị đã quét được cả một đoạn phố dài. Em nghe mẹ bảo, chị phải tỉnh giấc từ khi gà còn chưa gáy để làm công việc cao cả này. Việc thức dậy sớm sẽ giúp chị hoàn thành việc của mình từ khi phố phường còn chưa đông đúc, điều đó tránh gây cản trở giao thông và thuận tiện hơn cho quá trình chị làm việc. Chị Hương rất chăm chỉ và luôn mang dáng vẻ của một người hết lòng vì nghề, chị mải miết quét từ góc này sang góc khác mà không một phút nghỉ ngơi. Khi đường phố đã sạch sẽ, chị mới ngừng lại đôi phút để uống ngụm nước. Em thích nhất là những giây phút này, bởi khi ấy em được nhìn thấy nụ cười hiền từ của chị, nó ánh lên một niềm vui sướng khi vừa hoàn thành một công việc đầy ý nghĩa. Làn da trắng ngần bất chấp sự tác động của gió sương, bụi bặm càng khiến chị trông thật xinh đẹp, trái ngược hẳn với những gì mọi người thường nghĩ về một người lao công quanh năm phải gắn liền với rác thải.

Chiều tà, chị lại cùng người bạn của mình là chiếc xe hình hộp màu xanh rong ruổi khắp đầu ngõ cuối phố để thu gom
rác thải. Chị đi tới đâu là phố phường sạch sẽ tới đó. Từng bước chân chậm rãi, những bánh xe lăn đều đều, tiếng chuông lanh lảnh vang xa và một dáng người nho nhỏ, gầy gầy luôn khoác trên mình chiếc áo màu xanh sờn màu… tất cả đều trở nên hết sức thân thuộc đối với em nói riêng và những người dân sống ở khu phố nói chung.

Ngày ngày trôi đi, chị Hương vẫn miệt mài làm công việc cao cả đó như một người chiến bịnh đang cố gắng cống hiến sức mình để đem đến điều tốt đẹp cho nhân loại. Em luôn thầm cảm ơn chị cũng như tất cả những người công nhân vệ sinh dọn đường phố trên đất nước này, bởi nhờ có họ mà em và mọi người được sống trong một môi trường xanh – sạch – đẹp đúng nghĩa.

Windy
23 tháng 9 2017 lúc 16:43

Trong xã hội, mỗi người làm một nghề, công việc khác nhau. Có những nghề mà ai cũng biết đến và kính trọng như bác sĩ, giáo viên, công an nhưng bên cạnh đó có những người làm công việc mà không mấy ai để ý đến đó là các bác bảo vệ, các cô lao công,… Thực sự thì những người đó, họ rất đáng được coi trọng và được xã hội đề cao.

Trong một buổi chiều đi dạo với mẹ ở công viên thủ lệ, em đã đặc biệt chú ý đến chị công nhân đang dọn vệ sinh ở ven đường. Bởi chị ấy có điểm gì đó rất khác lạ. Trông chị khoảng ngoài 30 tuổi, dáng người đầy đặn phúc hậu. Chị mặc chiếc áo màu xanh công nhân, và chiếc quần bó ống cùng màu. Mặc dù bộ quần áo chị đang mặc đã bạc màu nhưng trông vẫn rất gọn gàng. Mái tóc của chị dài và đen óng giống như các thiếu nữ ngày xưa mà em đã từng xem trên phim ảnh. Chị buộc tóc cao lên đỉnh đầu thật gọn gàng. Trên đầu đội mũ bảo hộ lao động màu vàng tươi tắn. Mặc dù chị đeo khẩu trang nhưng em vẫn nhìn thấy làn da chị ngăm ngăm đen.

Ngày nào chị cũng dọn vệ sinh ngoài đường thì chắc chắn da chị không thể trắng như những người làm việc ở văn phòng. Nhưng da của chị ấy nhìn rất khỏe và đầy sức sống. Khi chị bỏ khẩu trang ra, em được nhìn tận mắt những nét đẹp trên khuôn mặt của chị. Mắt chị to, sáng lấp lánh, cặp lông mày đen và được tỉa gọn gàng. Đôi môi chị lúc nào cũng cười rạng ngời, qua nụ cười ấy em cảm nhận được chị rất thoải mái và vui vẻ với công việc mình đang làm. Bàn tay chị thoăn thoắt cầm chiếc chổi tre đưa đi đưa lại trên mặt đường, chị thu rác gọn vào một góc rồi sau đó hót rác vào thùng. Cứ đi được một đoạn, chị lại kéo cái xe đựng rác đi theo. Từng hành động được chị thực hiện rất nhanh và gọn. Chỉ một lát sau, mặt đường đã sạch sẽ và thoáng mát, không còn vương một chút lá khô hay thứ rác thải nào. Dù trời nắng hay mưa, ngày nào chị cũng cặm cụi, miệt mài với công việc.

Chị công nhân mà em vô tình gặp đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng. Công việc chị làm rất có ý nghĩa cho xã hội và chị xứng đáng được mọi người tôn trọng. Em sẽ luôn cố gắng học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội giống như chị.


Các câu hỏi tương tự
Tú Nguyên Phan
Xem chi tiết
Linh Đan Nguyễn
Xem chi tiết
Thông Minh
Xem chi tiết
Cô bé áo xanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Ánh
Xem chi tiết
hung nhamthanh
Xem chi tiết
Trần Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
trần kim chi
Xem chi tiết