Bài 24 : Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bùi Nguyên Khang

viết một đoạn văn giới thiệu về một thành tựu văn hoá chữ viết của người Chăm-pa

Bùi Khiếu Thủy Châu
24 tháng 4 2023 lúc 21:58

Thành tựu về chữ viết của văn minh Chăm-pa: Khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm sáng tạo ra chữ Chăm cổ gọi là A-kha Ha-y-áp. Sau hơn 1000 năm sử dụng, người Chăm hoàn thiện A-kha Ha-y-áp thành A-kha Thơ-ra làm chữ viết phổ biến của vương quốc.

Người Chăm sử dụng chữ viết rất sớm. Từ thế kỷ II, bia Võ Cạnh (Nha Trang) khắc chữ Phạn trở thành phương tiện ghi chép chính thống suốt thời gian tồn tại của quốc gia Champa, rất được xem trọng. Điều đáng chú ý là, trên cơ sở chữ Phạn, người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. Chữ viết Chăm cổ gồm có 16 nguyên âm, 31 phụ âm và 32 dấu âm sắc. Bia khắc chữ Chăm cổ đầu tiên là bia ở Đồng Yên Châu (Quảng Nam), dựng vào thế kỷ IV. Đây là tấm bia cổ nhất ghi bằng chữ địa phương ở Đông Namá .

Người Champa hầu như không biết làm giấy. Bia đá trở thành chất liệu để con người ghi lại những sự việc trong đời mình, do đó hầu như các triều vua đều có dựng bia, các đền chùa có dựng bia. Champa không có văn học và giáo dục, mặc dầu trong nhân dân còn truyền tụng nhiều câu chuyện cổ tích hoặc dân gian.

Người Chăm theo lịch Xaca của ấn Độ, tính bắt đầu từ ngày tháng 3 (hay 3 tháng 3) năm 78. Mỗi năm gồm 12 tháng và cũng có tên gọi như lịch âm của Trung Quốc và Việt Nam, mỗi tuần có 7 ngày.

 

Các câu hỏi tương tự
Vũ Minh Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quỳnh Phương
Xem chi tiết
như nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Quỳnh Trúc Nhi
Xem chi tiết
Lộc Phạm Vũ
Xem chi tiết
trịnh thị hảo
Xem chi tiết
sky boss
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lộc Phạm Vũ
Xem chi tiết