Văn mẫu lớp 7

Vương Nguyên

Viết một đoạn nghị luận về tục ngữ "ăn cây nào rào cây ấy"

Lộ Mạn Mạn
26 tháng 1 2018 lúc 12:43

I. Mở bài:

- Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối với công việc chung của tập thể ?

- Tục ngữ xưa khuyên rằng : “ Ăn cây nào rào cây ấy ”

- Quan niệm về cách sống là đúng hay sai ? Phải xác định quan niệm sống như thế nào cho đúng?

II. Thân bài

1. Giải thích

- Ăn : chỉ sự hưởng thụ quyền lợi

- Rào : chỉ công sức giữ gìn, bảo vệ nơi ta đang hưởng thụ quyền lợi

=>Người được thừa hưởng cần phải xác định tinh thần trách nhiệm của mình

2. Đánh giá vấn đề

- Mọi người đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức vào nơi họ đang được hưởng thụ lợi ích. Đó là mối quan hệ tương ứng, hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Không thể chấp nhận việc chỉ muốn hưởng thụ mà không đóng góp công sức. Đó là thái độ vô trách nhiệm, vô ơn

- Câu tục ngữ thể hiện một thái độ hẹp hồi, một quan niệm sống cá nhân, ích kỉ, chỉ bó hẹp ở một phạm vi nhỏ. Thái độ đó có thể gây thiệt hại cho người khác hoặc cho quyền lợi chung của tập thể. Câu tục ngữ nhấn mạnh đến việc hưởng thụ quyền lợi chỉ giới hạn trách nhiệm ở những nơi mình có được lợi ích, quyền lợi. Quan niệm như vậy đễ dẫn đến lối sống bàng quan, thò ơ, tiêu cực

3. Ý kiến của bản thân

Thật ra, câu tục ngữ này có khía cạnh đúng nhưng cũng có khía cạnh sai. Cần phải có cách hiểu đúng đắn hơn, toàn diên hơn với câu tục ngữ này

4. Mở rộng vấn đề

- Ngày nay, vấn đề trách nhiệm của mỗi người cần được hiểu rộng hơn. Đó là trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước

- Cần phải có lối sống vị tha ( mình vì mọi người); phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân.

III. Kết Bài

- Bản thân luôn phấn đấu nâng cao ý thức về nghĩa vụ trách nhiệm đối với tập thể, đối với xã hội

- Quyết tâm rèn luyện lối sống vô tư, vị tha, nhiệt tình cống hiến tâm trí, sức lực cho mọi người và cho đất nước.

Bích Ngọc Huỳnh
26 tháng 1 2018 lúc 13:25

Câu tục ngữ Ăn cây nào, rào cày nấy của người xưa không ngờ hôm nay lại trở thành đề tài bình luận sôi nổi của tổ em. Đó có phải là sự thể hiện của một trong nhiều quan niệm sống ở đời? Nhiều bạn cho rằng câu tục ngữ này đúng – ít, sai nhiều, nhưng cũng có bạn lại khẳng định nó hoàn toàn đúng. Ai cũng cố dùng lí lẽ để chứng minh cho ý kiến của mình. Theo em, câu tục ngữ trên cố mặt đúng và có mặt chưa đúng.
Nghĩa chính của câu tục ngữ trên là: Ăn quả cây nào thì phải vun xới, giữ gìn, bảo vệ cây ấy. Nhưng cũng giống như bao câu tục ngữ ngắn gọn và hàm súc khác, ý nghĩa của nó không chỉ dừng ở đó. Sâu xa hơn, câu tục ngữ trên là một lời khuyên nhủ chúng ta phải bảo vệ, gắn bó với môi trường, với nguồn sống.
Đặt câu tục ngữ vào hoàn cảnh ra đời của nó cách xa thời đại ngày nay bao thế kỉ, khi mà nền kinh tế tiểu nông của đất nước ta còn thô sơ, lạc hậu theo chế độ tự cung tự cấp thì chúng ta mới thấy được mặt đúng của nó. Lúc bấy giờ, từng người, từng nhà phải hoàn toàn tự lo cho cuộc sống của bản thân, gia đình. Nhu cầu cuộc sống rất thấp, rất đơn giản nên sự trao đổi, ràng buộc giữa người với người chưa phức tạp lắm, Vì vậy phải gắn bó chặt chẽ vả có ý thức bảo vệ những gì thiết yếu đổi với mình. Câu tục ngữ trên sẽ đúng khi nó là một lời phê phán lối sống thực dụng, ích kỉ hại nhân, chỉ biết bo bo giữ lấy quyển lợi vật chất cho riêng mình mà thờ ơ, thậm chí xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Lối sống ấy đã bị nhân dân ta nhiều lần đả kích và lên án: Của mình thì giữ bo bo, Cùa người thì thả cho bò nó ăn.
Trên đây là mặt đúng của câu tục ngữ. Còn mặt sai của nó ở chỗ nào?
Nếu câu tục ngữ trên là phát ngôn của một quan niệm sống mang nặng tính cá nhân thực dụng và ích kỉ thì nó rất đáng cho chúng ta phê phán. Tại sao như vậy?
Bởi vì mỗi con người là một thành viên của cộng đồng: gia đình, tập thể, xã hội. Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người đều có mối quan hệ đa chiều với nhau, không ai có thể phủ nhận thực tế này. Chúng ta thấy rõ là người nông dân cày cấy trên đồng ruộng, dầu dãi một nắng hai sương, làm ra củ khoai, hạt lúa nuôi đời. Người công nhân trong nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra hàng trăm, hàng ngàn mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống. Người thầy đứng trên bục giảng truyền dạy kiến thức cho con em nhân dân. Người chiến sĩ ngày đêm cầm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc… Tất cả, tất cả đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, nếu chỉ khư khư bảo vệ lợi ích của riêng mình mà không biết đến lợi ích toàn diện thì sẽ là một sai lầm lớn.
Có những quyền lợi của cả cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới quyền lợi của mỗi cá nhân, đó là quyền lợi của giai cấp, dân tộc. Nhân dân ta đã có câu: Nước mất thì nhà tan. Như vậy thì quyền lợi của mỗi người cũng chẳng còn. Quan niệm sống ích kỉ, thực dụng nhiều khi biến con người thành nạn nhân của chính mình. Kẻ ích kĩ hẹp hòi là kẻ suy thoái về đạo đức, sống tách rời và đi ngược lại truyền thống đạo lí tổt đẹp của dân tộc.
Theo em, quan niệm sống đúng đắn nhất là quan niệm: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Sống trong một tập thể, mỗi người phải có trách nhỉệm chăm lo, vun vón và góp phần xây dựng quyền lợi chung, bởi trong đó có quyền lợi của cá nhân mình. Xã hội mới không phủ định quyền lợi cá nhân mà ngược lại rất tôn trọng, nếu nó không xâm phạm đến quyền lợi của người khác, của tập thể, giai cấp và dân tộc. Thực tế ngày nay cho thấy có rất nhiều học sinh giỏi đã đem lại vinh dự cho bản thận, gia đình và nhà trường. Bao người làm ăn giỏi góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Qua buổi thảo luận về cậu tục ngữ: Ăn cây nào, rào cây nấy, chúng em hiểu ra được nhiều điều. Tuy các ý kiến chưa phải là đã thống nhất với nhau hoàn toàn nhưng có điều ai cũng thấy là cách sống ích kỉ không còn phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay và tất yếu nó sẽ bị loại trừ. Có như vậy, xã hội mới ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thảo Vy
Xem chi tiết
Huỳnh Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Xuân Mai
Xem chi tiết
nguyễn ái nhi
Xem chi tiết
Harry Huan
Xem chi tiết
Âu Dương Yến Lâm
Xem chi tiết
Anh Trang
Xem chi tiết
Vũ Thị Thanh Tú
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
Xem chi tiết