Bài viết số 5 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn hà phương

viết một bài văn thuyết minh về đền hùng hoặc đền mẫu âu cơ

Trần Lê Nguyên
8 tháng 5 2020 lúc 19:52

Đền Mẫu Âu Cơ tọa lạc tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đây là một công trình lịch sử văn hóa đặc biệt, gắn liền với hình tượng Mẹ Âu Cơ sinh ra con Lạc cháu Hồng trong một bọc trăm trứng, vốn đã ghi tạc trong tâm trí và tình cảm của các thế hệ người Việt.



Tục truyền rằng, ngày nàng Âu Cơ chào đời ở động Lăng Xương (nay thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) có mây lành che chở, hương thơm tỏa ngát. Lớn lên, nàng xinh đẹp, thông minh hơn người, chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, lại tinh thông âm luật. Về sau kết duyên với Lạc Long Quân (con trai của Kinh Dương Vương), nàng Âu Cơ sinh hạ một bọc trứng, nở thành một trăm người con. Khi các con đã lớn khôn, Lạc Long Quân nói với mẹ Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, chung hợp thật khó vì dòng giống bất đồng”. Nói xong, Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển.

Mẹ Âu Cơ đưa 50 con lên non, đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, khai phá rừng hoang. Một ngày, đi qua vùng đất Hiền Lương, nơi có núi cao, sông dài, cảnh vật hữu tình, Mẹ liền cho khai hoang, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Khi trang ấp đã tươi đẹp, Mẹ Âu Cơ đi tiếp đến vùng đất mới. Sau này, Mẹ trở về Hiền Lương, gắn bó suốt phần đời còn lại với nơi này. Ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, Mẹ Âu Cơ cùng các tiên nữ bay về trời, để lại dưới gốc đa dải yếm lụa. Tại đó, nhân dân trong vùng đã dựng lên Đền Mẫu Âu Cơ, đời đời tưởng nhớ công đức Mẹ Âu Cơ. Trong 50 người con theo Mẹ Âu Cơ, người con đầu lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời vua Hùng và trị vì đất nước trong 2621 năm, trở thành tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Trong lịch sử tồn tại mấy ngàn năm, đền thờ Mẫu Âu Cơ đã ba lần được các triều đại nhà nước Việt Nam sắc phong. Lần thứ nhất dưới triều vua Lê Thánh Tông, năm 1465 vua đã ra chiếu chỉ phong thần, cấp tiền, tôn tạo Đền Mẫu Âu Cơ, giao cho nhân dân xã Hiền Lương thờ phụng. Thế kỷ 15, triều đình Hậu Lê đã phong sắc và trùng tu đền. Đến thế kỷ 19, nhà Nguyễn một lần nữa sắc phong Đền Mẫu Âu Cơ. Năm 1991, đền Mẫu Âu Cơ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Ngôi đền nằm ẩn dưới gốc đa cổ thụ phủ tán xum xuê, mặt quay về hướng chính nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác đẹp như một án thư, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc. Tuy không đồ sộ nhưng Đền Mẫu Âu Cơ có giá trị cao về mặt nghệ thuật kiến trúc.

Đền gồm năm gian hình chữ nhất (-), cột gỗ lom, mái lợp ngói vẩy. Bên trong là pho tượng Quốc Mẫu Âu Cơ cao 0.93m đặt trên ngai vị, hai tay đặt lên đầu gối, chân đi hài cong, đầu đội mũ lấp lánh kim cương, dáng hình hiền hậu và thanh tú. Toàn bộ tượng và ngai được đặt trong một khám cao 1.82m, xung quanh trạm trổ tùng, cúc, mai và rồng chầu mặt nguyệt. Ngoài ra, các phần kiến trúc bằng gỗ trong Đền Mẫu Âu Cơ đều được chạm trổ cầu kỳ, tinh tế…

Thảo Phương
14 tháng 5 2020 lúc 21:27

I. Mở bài:

- Giới thiệu về Di Tích Lịch Sử Đền Hùng.

II. Thân bài:

- Lịch sử hình thành: Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

- Đặc điểm:

+ Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

+ Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

+ Đền Hạ: Xây vào thế kỷ 17-18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi u Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

+ Chùa Thiên Quang: Nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

+ Đền Trung: Tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý - Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

+ Ðền Thượng: Nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

+ Lăng vua Hùng: Là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

+ Đền Giếng: Nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

- Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích:

+ Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

+ Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của khu di tích Đền Hùng.


Các câu hỏi tương tự
Nguyen Hoang Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Tuan Hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Thanh Nga
Xem chi tiết
NVD11
Xem chi tiết
Phương Anh Nguyễn Thị
Xem chi tiết
England
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn
Xem chi tiết
hoàng thanh trúc
Xem chi tiết