Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phạm Thị Hà Nhi

viết một bài văn giới thiệu một văn bản lớp 8 mà em tâm đắc

Ánh Lê
31 tháng 1 2019 lúc 13:02

Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với bài "Ông đồ" viết theo thể ngũ ngôn trường

thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm "từ cạn" mà "tứ sâu" biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.

Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy hoc "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ "hoa đào nở"... "bên phố đông người qua". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay"

Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:

"Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tâm tắc ngợi khen tài".

Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co..." (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay "mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

"Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu..."

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:

"Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay".

Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa.

Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...

"Năm nay dào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.

Bài thơ "Ông đồ" chứa chan tinh thần nhân đạo. "Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời" (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả "Thi nhân Việt Nam" dã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác "Ông đồ".

Đạt Trần
31 tháng 1 2019 lúc 16:07

"Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937). Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình – một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm này đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Đỉnh điểm của cơn cùng cực là việc chị Dậu phải bán con, khoai và bán cả bầy chó để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng và cảnh chị Dậu chạy ra giữa màn trời đêm tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị.

Tắt đèn đã được đưa vào chương trình giáo dục văn học Việt Nam trong sách Ngữ văn 8, tập một (đoạn trích Tức nước vỡ bờ) và đã được điện ảnh Việt Nam chuyển thể thành một bộ phim. Tắt đèn là một tác phẩm mang tính chất của một luận ngữ phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến đương thời của thế kỉ 20, tắt đèn là luận văn mang tính nghệ thuật cao góp phần thúc đẩy quá trình nhận thức của xã hội đương đại, nó đúng là tác phẩm hay nhất đương thời làm cho giới nghệ sĩ luôn khó khăn trong việc đả kích chế độ "tư nhân sở hữu". Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: "Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nỗi loạn"."

Anh Qua
31 tháng 1 2019 lúc 19:52

- Nam Cao là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Truyện của Nam Cao nóng hổi chất hiện thực của thời đại và chan chứa tấm lòng yêu thương con người, đặc biệt là những người khốn khổ. Cùng với Chí Phèo, trăng sáng, đời thừa,... Lão Hạc là truyện ngắn đặc sắc. Nhân vật trung tâm của thiên truyện là lão Hạc, một người nông dân gặp nhiều nỗi khổ tâm và bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con.

Đọc vài dòng đầu của truyện, chúng ta chợt chạnh lòng trước tình cảnh đau thương của lão Hạc. Nhà nghèo, không có tiền cưới vợ cho đứa con trai duy nhất, lão Hạc rất buồn bã, khổ tâm, xót xa. Cậu con trai bi quan thất vọng trước cái xã hội mà người ta sống với nhau chỉ vì tiền, xem tình cảm chỉ là một món hàng nên xin vào miền nam làm phu đồn điền cao su. Nguyện vọng của cậu ta là vào đấy, cố gắng làm ra nhiều tiền để lấy được người cậu yêu. Thật ra, cậu ta suy nghĩ hãy còn nông cạn mà quên những câu ca dao này:

“Cao su đi dễ khó về,

Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”.

Hay:

“Cao su xanh tốt lạ đời,

Mỗi cây bón một xác người công nhân”.

Lão Hạc là người gặp bất hạnh chồng chất bất hạnh. Trước đây, lão Hạc bất hạnh vì vợ chết. Nay, lão rơi vào nỗi bất hạnh vì con ra đi biền biệt. Đối với lão “ngày cũng như đêm chỉ thui thủi một mình”. Bây giờ lão đành làm bạn với con chó Vàng. Lão và chó Vàng vui buồn có nhau. Dù đứa con ở phương xa nhưng lúc nào lão cũng nghĩ về con và lo cho con: “Ta bán vườn của nó, cũng nên để ra cho nó, đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn”.

Nhưng trên cõi đời này, không ai có thể dự đoán được tương lai của mình. Lão Hạc không phải là trường hợp ngoại lệ. Ôm đau do tuổi già đã cướp đi những ý nghĩ tốt đẹp của lão. Dân gian có câu “nhà sập bìm leo”- lão chưa khỏe hẳn thì tai họa do thiên nhiên ập đến. Những cơn bão nặng nề, dữ dội tàn phá làng mạc, thôn xóm cũng như cướp sạch sành sanh hoa màu của lão. Giá gạo trở nên đắt đỏ. Bởi thế, đói nghèo chồng chất đói nghèo. Lão Hạc rơi vào bế tắc. Con chó Vàng mà lão thương yêu bị bán đi. Đó là điều ngoài ý muốn, đồng thời là nỗi day dứt, tiếc nuối, xót xa của lão. Lão cất tiếng khóc chan chứa nỗi khổ đau: “Mặt lão tự nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẻo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc...”. Tiếng khóc của lão Hạc thể hiện trạng thái dồn nén đến cùng cực, cạn kiệt, khiến chúng ta liên tưởng đến một quả chanh bị vắt kiệt nước, chỉ còn cái vỏ bèo nhèo. Nỗi đau của lão Hạc không kém nỗi đau của lão Gôriô trong kiệt tác cùng tên của đại văn hào Balzac. Lão Gôriô và lão Hạc có điểm chung là cả hai lão đều gặp nỗi đau trong đoạn cuối của cuộc đời. Điểm khác nhau là nguyên nhân của mỗi nỗi đau do những hoàn cảnh khác nhau gây ra. Lão Gôriô đau đớn, bất hạnh vì bị ba cô con gái ruồng rẫy, bạc đãi khi lão già yếu. Còn lão Hạc có con trai hiếu thảo ở phương xa nhưng đau khổ vì đói nghèo do hoàn cảnh xã hội gây ra. Tiếng khóc của lão Hạc bơ vơ, lạc lõng giữa dòng người, dòng đời. May mắn thay, ông giáo chia sẻ với lão nhưng ông giáo cũng nghèo.

Việc bán con chó Vàng đi khiến lương tâm của lão ray rứt mãi: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Tình thương yêu con vật có nghĩa khiến lão nghĩ mình là kẻ bạc bẽo, đánh lừa loài vật. Con người lừa dối con người đã xấu xa. Tồi tệ hơn khi con người lừa con vật. Vì lão Hạc nghĩ như thế nên lão cảm thấy hổ thẹn. Những lời nói giữa lão Hạc và ông giáo cho chúng ta thấy lão Hạc đang trên đường đi đến đỉnh điểm của nỗi khôn khổ và bất hạnh: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút... Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...”. “Nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?” Chắc có lẽ, lão Hạc là người tín ngưỡng phật giáo nên gặp đau khổ, lão liên tưởng đến thuyết "nhân quả ba đời" của nhà phật. Những lời lão Hạc thốt ra thể hiện sự nhân từ lẫn mỉa mai, chua chát, thất vọng, bế tắc.

Tuy nghèo nhưng lão Hạc vẫn luôn nghĩ đến con. Lão đặt niềm tin trọn vẹn vào ông giáo cùng khổ. Lão giữ tất cả ba sào vườn và 30 đồng bạc để khi lão chết đi con trai lão vẫn còn chút tài sản làm kế sinh nhai. Ôi! Lòng cha thương con đến thế là cùng! Chắc có lẽ, sau này cậu con trai nếu may mắn sống sót trở về, khó có thể hiểu rằng, để có được chút của cải ấy, cha của cậu ta phải dè sẻn, hôm ăn chuối, hôm ăn sung luộc, bữa ăn rau má, củ ráy, bữa trai, bữa ốc, cho đến ... Bả chó! Ông giáo bất ngờ khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư. Có lần, Binh Tư nói với ông giáo trong cái “bĩu môi”: “Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu!”. Ông giáo suýt chút nữa đã hiểu lầm phẩm chất “đói cho sạch, rách cho thơm” của lão Hạc nếu chỉ nghe lời của kẻ xấu như Binh Tư. Người ta thường nói rằng: Kẻ bất lương luôn có những ý nghĩ xấu xa. Thật đúng như vậy, Binh Tư chuyên hành nghề ăn trộm nên nghĩ lão Hạc xin bả chó là để cùng chung bước đường của hắn. Không! Lão Hạc là một đóa hoa sen trong sạch giữa bùn nhơ. Lão tự kết liễu cuộc đời mình bằng bả chó vì quá khốn cùng, vì muốn bảo toàn danh dự và nhân phẩm. Nếu trong kiệt tác chí phèo của Nam Cao, chí phèo tự kết liễu cuộc đời mình bằng nhát dao oan nghiệt thì lão Hạc cũng tự tìm đến cái chết nhưng bằng bả chó. Chí phèo đau đớn vì cả làng Vũ Đại ai cũng coi hắn là con quỷ dữ chứ không phải là con người. Còn lão Hạc may mắn hơn chí phèo ở chỗ lão Hạc được mọi người quý mến, đồng thời lão cũng là người cao thượng. Lão Hạc không muốn sống những chuỗi ngày tăm tối để ăn hết phần tiền dành dụm cho con, để làm phiền luỵ đến mọi người.

Nhưng xét cho cùng, lão Hạc là người vì con. Có thể xem cái chết của lão như một sự hi sinh, ôi! Tình thương con của lão Hạc vừa bao la, vừa toả sáng lung linh như viên ngọc trăm màu.

Tóm lại, cuộc đời lão Hạc là những trang đầy bất hạnh, đau khổ-. Nhưng chúng ta thấy, càng trong đau khổ, lão Hạc càng đẹp lạ thường. Phải chăng, đó chính là vẻ đẹp chung của những người nông dân bé nhỏ ở Việt Nam trước cách mạng tháng tám?


Các câu hỏi tương tự
Lê thị phương
Xem chi tiết
Lê thị phương
Xem chi tiết
thao ly bui
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
Trần thị thanh nhàn
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
phạm ngọc linh
Xem chi tiết
hoa phượng mặt trời
Xem chi tiết
nguyễn quang khánh
Xem chi tiết