Văn mẫu lớp 7

Cao Trần Yến Nhi

viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài thơ Qua Đèo Ngang trong đó có ít nhất hai từ láy và một thành ngữ

lê thị hương giang
13 tháng 2 2017 lúc 12:50

Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: "trời, non, nước".

Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. "Dừng chân đứng lại" để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của "trời, non, nước". Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có "Một mảnh tình riêng, ta với ta". “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy.

Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa. buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.

Bình luận (2)
Linh Phương
13 tháng 2 2017 lúc 14:05

Đầu bài thơ là bước tới, cuối bài thơ là đứng lại chiêm ngưỡng toàn cảnh Đèo Ngang. Trước cảnh trời nước bao la, mênh mông, bát ngát, có một tâm hồn nhỏ bé, cô đơn. Hai hình ảnh tương phản càng tô đậm rõ nét nỗi buồn cô quạnh của người lữ hành tha hương.

Câu cuối để lại trong lòng em một nỗi buồn và ấn tượng khó phai, Cụm từ “ta với ta” là mình đối diện với chính mình, với thiên nhiên rộng lớn. Nỗi buồn da diết không biết ngỏ cùng ai khiến người đọc lắng lại, thấy lòng trĩu nặng, thấy đồng cảm với tâm trạng của bà. Em thấy mình như lạc vào triều Nguyễn xưa, đứng trên đỉnh Đèo Ngang, cạnh bà Huyện Thanh Quan, trò chuyện, tâm sự với bà để làm giảm đi nỗi quạnh vắng, cô đơn.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
13 tháng 2 2017 lúc 15:03

Gợi ý:
Cảnh Đèo Ngang hoang sơ lúc chiều ta lại được nhìn qua đôi mắt người xa quê nên gợi nỗi buồn vắng, cô đơn. Tâm trạng ấy càng được tô đậm trong 2 câu thơ cuối: Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Bà Huyện Thanh Quan vẽ nên cảnh đối lập giữ trời, non, nước và một mảnh tình riêng. Cảnh càng rộng con người càng trở nên nhỏ bé, càng thấy cô đơn.Cụm từ “ta với ta” trong câu kết của bài gợi nhớ đến ta với ta trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Nhưng không phải là sự tay bắt mặt mừng, vui vầy, ấm áp. Ở đây chỉ có ta với ta, một mình người thơ đối diện với chính mình, không ai chia sẻ mảnh tình riêng cô đơn, buồn bã.

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
13 tháng 2 2017 lúc 15:17

Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm trạng nỗi niềm của nhà thơ khi đứng trước cảnh đẹp. Đặc biệt hai câu cuối của bài thơ gợi cho người đọc một nỗi buỗn, cô đơn đến não nề.

“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta”.

Bài thơ được ra đời trong một chuyến hành trình của nhà thơ từ Thăng Long vào xứ Huế. Trải qua một cuộc hành trình đầy gian khổ, sau bao vất vả, mệt nhọc, khi tới một nơi có cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, nhà thơ đã dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang này để nghỉ chân. Lúc này người và cảnh đã hòa làm một, cảnh cũng trở nên buồn theo tâm trạng nhà thơ, nhà thơ cũng nhìn cảnh để thể hiện tâm trạng của mình. Trước mắt nữ sĩ là cảnh đất trời bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khó chốn đèo Ngang này vậy. Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi. “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ. Còn gì buồn hơn khi đứng trước cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn như vậy, con người trở nên nhỏ bé, khi ấy rất cần có sự chia sẻ, cảm thông để vơi đi sự cô đơn, nhưng tác giả chỉ nhận thấy ta với ta, túc là chỉ có ta với cảnh vật hoang vu này.

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
13 tháng 2 2017 lúc 15:17
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: "trời, non, nước".

Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. "Dừng chân đứng lại" để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của "trời, non, nước". Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có "Một mảnh tình riêng, ta với ta". “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy.

Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa. buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Kim Vân Nguyễn Mai
Xem chi tiết
Duy Cời
Xem chi tiết
Duy Cời
Xem chi tiết
Duy Cời
Xem chi tiết
Hoa Le
Xem chi tiết
Hoa Le
Xem chi tiết
Rô Ry
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Phan Nguyễn Hà My
Xem chi tiết