Viết văn 11

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tan Van

viết đoạn văn ngắn cảm nhạn về 13 câu thơ đầu bài vội vàng

Lê Thị Hải
23 tháng 5 2020 lúc 13:17

a. Bốn câu đầu

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

- Điệp ngữ “Tôi muốn” nhấn mạnh cái tôi khát khao, ước muốn. Đây là cái tôi đặc trưng của văn học lãng mạn 30-45

- Động từ “tắt”, “buộc” mang sắc thái tiêu cực khiến ước muốn của thi nhân có vẻ như phũ phàng. Nhưng nắng và gió là hiện tượng thiên nhiên, không thể điều khiển được nên ta thấy ước muốn không chỉ phũ phàng mà còn phi lí. Cái tôi chủ quan muốn khống chế, chi phối những hiện tượng thiên nhiên vĩnh hằng.

- Ở câu 2 và 4 xuất hiện từ ‘cho” và “đừng” được điệp lại, có sắc thái như van nài, khẩn khoản. Nhà thơ sợ rằng nắng làm màu nhạt mất, gió làm hương đời bay xa. Hỏ ra, đằng sau ước muốn có vẻ phũ phàng, vô lí kia là tấm lòng của một thi nhân yêu say đắm cuộc sống, yêu vô cùng những màu sắc, hương thơm của cuộc đời; và muốn nâng niu, trân trọng, gìn giữ nó trong vòng tay.

=> Ước muốn thiết tha của niềm yêu. (Thiết tha đến độ nghe có vẻ phi lí)

b. 7 câu tiếp: Bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống nơi trần thế

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đòng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”

* Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân trần thế:

- Điệp ngữ “của” -> tạo sự liền mạch trong hình tượng thơ với bốn câu thơ trên.

- Điệp ngữ “này đây”

-> cảm giác hân hoan, vui sướng vô ngần của thi nhân.

-> sự giàu có, phong phú đến mức say đắm của cuộc đời.

=> cả xúc cảm chủ quan và cả cảnh vật cuộc đời khách quan được khắc họa.

- “này đây” là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời ở ngay trước mắt, ngay trong lúc này. -> cuộc sống tươi đẹp hiện hữu ở cả thời gian và không gian.

- Căng mở các giác quan, cảm nhận được vẻ đẹp toàn vị, cả hương vị và thanh sắc của cuộc đời: có vị ngọt; hương thơm, màu sắc; dáng hình uyển chuyển; âm thanh tình tứ; ánh sáng…

-> Mỗi ngày như một bữa tiệc thịnh soạn được bày ra, mời gọi, mang niềm vui đến cho mọi nhà.

=> Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu: Cuộc sống xung quanh chúng ta đẹp vô cùng. Xuân Diệu tìm vẻ đẹp của cuộc đời không ở đâu xa mà ở ngay cõi trần gian, ngay bên cạnh mình.

* Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân tình yêu: (tất cả được nhìn qua lăng kính của tình yêu)

- Khu vườn xuân đã biến thành khu vườn yêu, khu vườn hạnh phúc. Trong khu vườn ấy có:

+ Cặp đôi “ong” – “bướm” trong “tuần tháng mật” yêu đương hạnh phúc. “tuần tháng mật” mang nghĩa đen là mật ngọt của thiên nhiên hoa trái. Nó gợi đến “tuần trăng mật” của đời người. Hình như với Xuân Diệu, thời gian của đời người lúc nào cũng là tuần trăng mật, lúc nào cũng ngọt ngào, lúc nào cũng đầy mê đắm.

+ “Hoa” của “đồng nội xanh rì” -> trên đồng ruộng xanh mênh mông là hoa sặc sỡ, rực rỡ.

+ “Lá” của “cành tơ” -> điệp phụ âm “ph” trong từ láy “phơ phất”, điệp âm “ơ” trong cụm từ “tơ phơ”, nhiều thanh bằng trong cụm “cành tơ phơ phất” gợi hình ảnh những lá mềm mại, non tơ, phơ phất đung đưa trong gió. Có một cái gì đó vừa đẹp vừa mong manh. Cái đẹp khiến người ta mê đắm, cái mong manh khiến người ta trân trọng, nâng niu, giữ gìn.

+ “Yến anh” với “khúc tình si”: tiếng hót của chim chóc được XD khái quát trong hình tượng “yến anh” – là chim yến và chim oanh – coi là biểu tượng của lứa đôi, hạnh phúc. Tiếng hót được cảm nhận là “khúc tình si” say đắm.

+ “ánh sáng chớp hàng mi – thần Vui thường gõ cửa”: Xuân Diệu quan niệm con người là chuẩn mực của cái đẹp. Ánh sáng là ánh sáng buổi sớm. Ánh dương buổi sớm ấy hình như không phải tỏa ra từ thiên nhiên mà tỏa ra từ sau cái chớp mắt của thiếu nữ. Sau cái chớp mắt ấy, ánh sáng tỏa ra muôn nơi, chan chứa khắp thế gian. Vì thế, nhà thơ đón mỗi buổi sáng như đón thần Vui gõ cửa. cái thúc giục bên ngoài và tâm trạng bồn chồn bên trong chính là xúc cảm của niềm yêu. Niềm yêu của một nhà thơ không muốn bỏ lỡ dù chỉ là một khoảnh khắc của ngày mới.

=> Từ thi nhân trước khu vườn mùa xuân trần thế đã biến thành người tình nhân say đắm trong khu vườn mùa xuân tình yêu.

- Khái quát lại “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

+ Nhịp ngắt 3/5, trọng tâm của câu thơ rơi vào chữ “ngon”, tô đậm cảm giác tận hưởng bằng vị giác. Tháng giêng là tháng đầu tiên của mùa xuân, vì thế nó có thể coi là hoán dụ cho mùa xuân nhưng mùa xuân cũng lại gợi đến một ẩn dụ cho tuổi trẻ của đời người. Như vậy, tháng giêng ngon, mùa xuân tuyệt vời và tuổi trẻ cũng thật tuyệt vời.

+ Hình ảnh so sánh lạ (phép tương giao, cảm quan tương ứng học theo thơ phương Tây: cho rằng vạn vật trên thế giới đều liên quan đến nhau). Nếu “tháng giêng” là sự căng mọng, đẹp tươi nhất của mùa xuân thì “cặp môi gần” là sự căng mọng, đẹp tươi nhất của tuổi trẻ.

Với định ngữ “gần”, thấy cuộc đời không xa xôi mà ngay gần cạnh, không xa xôi mà ngay ở đây, ngay lúc này.

+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “tháng giêng” là khái niệm vô hình, trừu tượng -> “ngon như cặp môi gần” : hữu hình cụ thể, có thể cảm nhận bằng vị giác => cảm nhận, hưởng thụ vẻ đẹp của mùa xuân một cách rõ nét, trọn vẹn hơn.

+ Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ, tiến bộ: Con người mới là chuẩn điểm của cái đẹp.


Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Hồng Ngát
Xem chi tiết
Kim Ngân
Xem chi tiết
Lường Thị Giang
Xem chi tiết
Tuananh Oppa
Xem chi tiết
nam vu
Xem chi tiết
xuân lưu thi như
Xem chi tiết
Nhi Le
Xem chi tiết
Lang Sói
Xem chi tiết
The game DLS
Xem chi tiết