Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhat Minh Ngo
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lòng biết ơn
Smile
27 tháng 12 2020 lúc 19:30

bạn tham khảo nhé

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng… Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô… Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Smile
27 tháng 12 2020 lúc 19:31

Lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà bản thân mỗi người phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều khía cạnh như biết ơn cội nguồn, biết ơn những người sinh thành, giáo dưỡng, biết ơn những thế hệ đi trước, biết ơn cả những người giúp đỡ ta những lúc khó khăn, thất bại… Lòng biết ơn không chỉ đến từ những người, những việc lớn lao mà còn xuất phát từ những điều rất nhỏ. Đây là điều mỗi người cần ghi nhớ, để trân quý, để đáp lại bằng những hành động cụ thể với tất cả tấm lòng. Bên cạnh đó, có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Họ không ý thức, không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Cho nên, đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

Smile
27 tháng 12 2020 lúc 19:31

Hơn cả một phẩm đức, biết ơn là một đạo lí, một cách sống, là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình với những người có công với dân tộc, đất nước. Sống có lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người, thể hiện lối sống nhân văn cao cả. Học sinh cần phải có lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô bỏi họ đã có công ơn sinh thành, chăm sóc và giáo dục chúng ta nên người. Công ơn ấy cao rộng như sông núi. Người sống có lòng biết ơn sống ân tình, thủy chung, luôn được người khác yêu mến và kính trọng. Để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với người khác, phải luôn ghi nhớ đến công ơn của người khác đối với mình; làm những việc làm thể hiện sự biết ơn như: cảm ơn, chăm sóc, thăm hỏi, giúp đỡ… Đồng thời, phê phán những hành động vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Người sống không có lòng biết ơn chỉ biết đến bản thân mình, sống ích kỉ, vô ơn, luôn bị người khác xa lánh, khinh bi, dễ thất bại trong cuộc sống này.


Các câu hỏi tương tự
Vy Lê
Xem chi tiết
Lãnh
Xem chi tiết
thị Đoàn nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Anh
Xem chi tiết
thảo nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Huy
Xem chi tiết
Thiệu Thiển Du
Xem chi tiết