Viếng lăng Bác- Viễn Phương

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lê đăng đông

viết đoạn văn mỗi đoạn là 1 luận điểm trong bài viếng lăng bác trong mỗi đoạn văn sử dụng một câu ghép chính phụ

Phạm Thu Thủy
10 tháng 3 2018 lúc 21:12

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Nếu như khổ thứ nhất là cảm nhận không gian trong cảm giác thanh tĩnh tuyệt đối thì khổ thứ hai là cảm nhận từ góc độ thời gian nghệ thuật. Thời gian được nói đến là « ngày ngày » cùng với hình ảnh so sánh « mặt trời » thực và « mặt trời trong lăng » tạo nên vẻ đẹp của suy tưởng biết ơn thành kính. Hình ảnh Bác được nâng tầm ngang với hình ảnh bất tử - mặt trời – mang tầm vóc vũ trụ. Mặt trời trong lăng là cách hình dung về Bác, theo thủ pháp hoán dụ. Mặt trời đem cho thế gian ánh sáng, sự sống, cũng như Bác đem ánh sáng lý tưởng cộng sản, sắc đỏ tương lai cho toàn dân tộc. Sự nghiệp của Bác tạo dựng nên cũng bất tử trường tồn như ánh thái dương. Suy ngẫm ấy không làm cho hình ảnh của vĩ nhân quá xa vời mà lại khiến Bác càng sống trong niềm thương nỗi nhớ của mọi người. Tình cảm thành kính biết ơn đã được tác giả đặt trong liên tưởng « dòng người » - « tràng hoa » và từ « dâng ». Cuộc đời Bác là « bảy mươi chín mùa xuân », mang ý nghĩa biểu tượng của một sức sống vĩnh cửu, một vẻ đẹp hoà vào thiên nhiên đầy sức sống như mùa xuân. Thủ pháp điệp kết cấu « ngày ngày...đi qua trên lăng » và « ngày ngày....đi trong thương nhớ » tạo hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt : vừa chiêm ngưỡng cảm phục, vừa trân trọng yêu thương. Vẻ đẹp của Bác luôn sáng mãi trong lòng dân tộc, luôn gần gũi thân thương trong trái tim mọi người.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Khổ thơ diễn tả khoảnh khắc tác giả được đứng chiêm ngưỡng Bác trong lăng. Cảm xúc dồn nén, chất chứa thương yêu đem lại sự lắng sâu về vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ở trên, Bác được so sánh với “mặt trời” thì ở khổ này Bác lại được đặt vào ánh sáng “vầng trăng” . Thực ra, vầng trăng này là một liên tưởng sáng tạo của Viễn Phương, bởi lẽ trong lăng nhưng tâm hồn Bác luôn có vầng trăng tri kỷ. Tâm hồn Bác là tâm hồn thi nhân, trăng từng làm bạn với Người trong bao bài thơ khi bị giam cầm, lúc đi kháng chiến… nên giờ đây khi Người vào “giấc ngủ bình yên” thì dường như trăng lại toả sáng cốt cách thi nhân của Bác. Toát lên từ khuôn mặt Bác là vẻ đẹp mà tác giả cảm nhận như giấc ngủ bình yên, giấc ngủ của con người thanh thản vì đã làm tròn sứ mệnh với dân tộc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình. Câu thơ gợi cảm giác nghiêm trang, đến lúc đó mới cảm thấy nỗi đau mất mát. Tác giả nghĩ về “trời xanh” cũng có nghĩa là nghĩ đến thời điểm đất nước thanh bình, nhưng cũng là cách ẩn dụ nói về con người Bác đã hoà nhập vào vũ trụ vĩnh hằng. Ý thơ này giống như câu thơ của một cao tăng Nhật Bản là thiền sư Ryokê Osini từng viết: Trời xanh đón ngừơi cứu nước về/Đau lòng chúng sinh trên đường mê/ Xưa nay hiếm bậc lão anh kiệt/ Chiếc lá thu bay trời ủ ê. Nỗi đau là có thật, xuất phát từ sâu thẳm trái tim của đứa con miền Nam ra thăm Bác ngày đất nước đã hoàn toàn thống nhất.(Chúng ta biết Bác luôn dành tình cảm sâu đậm cho đồng bào miền Nam khi sinh thời Người nói “Miền Nam trong trái tim tôi” và Tố Hữu trong bài tơ “Bác ơi” cũng từng viết: Miền Nam đang thắng mơ ngày hội/ Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!). Ngày hội non sông không chứng kiến nụ cười của Bác rạng rỡ, nên nỗi đau như “nhói ở trong tim” là nỗi đau không gì bù đắp.


Các câu hỏi tương tự
Winifred Frank
Xem chi tiết
Anh Đào
Xem chi tiết
Bống
Xem chi tiết
Không Quan Tâm
Xem chi tiết
ffffffffffffffffffffffff
Xem chi tiết
Đào Phương Anh
Xem chi tiết
Hoàng thùy linh
Xem chi tiết
Dang Hieu
Xem chi tiết
Trọng Nghĩa Nguyễn
Xem chi tiết