-Lý Công Uẩn (974 - 1028), tức Lý Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) là một người thông minh, nhân ái, có chí lớn và là một trong những vị minh quân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của dân tộc. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, khi Lê Long Đĩnh (Ngọa Triều) băng hà, Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Trong 20 năm làm vua, ông đã có những công lao to lớn đối với đất nước trên nhiều phương diện như xây dựng kinh tế, văn hóa, quốc phòng, củng cố nền độc lập, tự chủ dân tộc. Một trong những công lao nổi bật mang ý nghĩa lịch sử của Lý Công Uẩn là việc ông cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La, đổi tên Đại La thành Thăng Long và đổi tên nước thành Đại Việt, xây dựng Kinh đô Thăng Long trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, xây dựng vương triều Lý thành một triều đại thịnh trị, khẳng định bản lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời, củng cố khối đoàn kết thống nhất, đem lại cho dân tộc và đất nước một vị thế mới trên bước đường phát triển, mở ra một thời kỳ lớn mạnh hùng cường của dân tộc.
_ tác phẩm ( gợi ý chung ):
+) Thiên đô chiếu(Chiếu dời đô) được Lý Công Uẩn ban bố vào thời điểm lịch sử này - năm 1010, với ý nghĩa và sự tác động đặc biệt, đã trở thành một văn kiện chính trị, lịch sử, văn hóa quan trọng nổi tiếng trong một nghìn năm qua....
+) Về mặt văn học, đây là một trong những tác phẩm đầu tiên khai sáng cho truyền thống yêu nước và nhân văn của văn học dân tộc, thể hiện........
+) Chiếu dời đô cũng mở đầu cho thể văn chính luận luôn gắn bó với vận mệnh đất nước, rồi đây sẽ trở nên hết sức quen thuộc trong đời sống văn hóa của dân tộc.
+)Chiếu có thể được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi, câu văn nhiều tầng bậc nhưng chỉnh tề trong phép đối. Ngôn ngữ được sử dụng trong Chiếu luôn trang trọng và mang tính khẳng định.
+) một bài Chiếu có kết cấu chặt chẽ, gồm 214 chữ(trong nguyên bản chữ Hán), ý tứ sâu xa, ngôn từ phong phú và thuyết phục
Gioi thiệu bạn Linh vt rồi nha mình bổ sung thêm tác phẩm nhé:
Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi . Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lý Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .