Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
vô va

Viết đoạn văn giải thích nhan đề ''Tức nước vỡ bờ''

O=C=O
28 tháng 10 2017 lúc 18:48

- “Tức nước vỡ bờ” (con giun xéo lắm cũng quằn, già néo đứt dây) là một thành ngữ dân gian. “Tức” chỉ trạng thái bên trong bị dồn nén đầy chặt quá đến mức muốn bung ra. Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối phản kháng lại. Câu thành ngữ nêu lên một quy luật của tự nhiên mà lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thuý vô cùng.
- Người biên soạn đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII của cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” giúp người đọc có sự định hướng ban đầu rõ rệt về tình huống hấp dẫn của truyện, về những hình tượng nhân vật sống động, điển hình.
- Nhan đề ấy cũng thật phù hợp với nội dung ý nghĩa của đoạn trích. Sự áp bức trắng trợn, dã man của bọn tay sai cho chế độ thực dân phong kiến ấy đã buộc người phụ nữ nông dân đầy nhẫn nhịn như chị Dậu phải “vỡ bờ” đứng dậy đấu tranh.
- Song nhan đề đoạn trích còn toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ Cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: “Với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí Cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức.

pham thi hoai thanh
28 tháng 10 2017 lúc 19:08

Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" là do người biên soạn sách đặt. Nhan đề này đã thể hiện ý nghĩa của đoạn trích. Nhan đề này là một thành ngữ trong dân gian có ý nghĩa có áp bức thì có đấu tranh. Người nông dân lao động trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 vốn hiền lành, chất phác, nhẫn nhục chịu thương, chịu khó. Nhưng nếu bị đẩy đến đường cùng họ sẽ vùng lên kháng cự, đánh quật lại bè lũ áp bức không chút lo sợ. Hành động vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu trong đoạn trích đã phản ánh quy luật xã hội tất yếu "Tức nước vỡ bờ" ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Đó là 1 chân lý tồn tại khách quan.

Đạt Trần
28 tháng 10 2017 lúc 19:28

“Tức nước” thì tất yếu dẫn đến “vỡ bờ”, đó là quy luật, cũng giống như việc “con giun xéo lắm cũng quằn”. Tiêu đề của đoạn trích cho thấy một sự thật rõ ràng: ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và sức mạnh vùng lên quật khởi tiềm ẩn trong mỗi con người lao động. Khi sự đau khổ bị đẩy tới mức cùng cực, khi sự áp bức, đè nén trở nên thậm tệ và không chịu đựng được nữa thì tất yếu con người sẽ vùng dậy đấu tranh cũng như khi thê nước đã dồn tụ lại thì vỡ bờ là tất yếu. Chính điều đó tạo nên sự thay đổi của xã hội, của cuộc sống con người. Hành động của chị Dậu tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát nhưng nó biểu thị phẩm chất đẹp đẽ và sức mạnh to lớn của người phụ nữ Việt Nam và một khi có ánh sáng cách mạng rọi tới, sức mạnh đó sẽ tạo nên những chiến thắng phi thường để mở ra một chế độ mới, chế độ ở đó người lao động được làm chủ và quyết định vận mệnh của mình. Ngô Tất Tô" đã chỉ cho mọi người thấy được sức mạnh và cội nguồn của sức mạnh tiềm ẩn đó trong mỗi người dân Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn nói chung và đoạn trích Tức nước vỡ bờ nói riêng cho thấy sức mạnh quật cường tiềm ẩn trong mỗi người dân đất Việt. Tác phẩm chỉ cho những con người đang trong cảnh bị áp bức bần cùng thấy được sức mạnh trong bản thân họ. Từ việc chỉ ra quy luật vận động của xã hội là “tức nước vỡ bờ”, tác phẩm thực hiện một trọng trách quan trọng mà chính bản thân tác giả cũng không ngờ tới là “xui người nông dân nổi loạn” như cách nói của Nguyễn Tuân.

Bài viết : http://m.hoctotnguvan.net/neu-y-nghia-cua-tieu-de-tuc-nuoc-vo-bo-18-1566?d=.html

Nguyễn Linh
28 tháng 10 2017 lúc 17:37

'Tức nước" có nghịa là nước rất đầy , như muốn trào ra . "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra . Nói theo nghĩa bóng là : Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua . Nhưng 1 ngày nào đó nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là điều tất yếu trong cuộc sống này. Đừng bao giờ dồn ép người khác tới bước đường cùng hay làm những chuyện quá sức chịu đựng của 1 con người. Bởi dù sao đó cũng chỉ là 1 con người bình thường, sức chịu đựng chỉ có giới hạn mà thôi, đừng để xảy ra chuyện " tức nước vỡ bờ" thì lúc đó không hay tí nào.


Các câu hỏi tương tự
Lê Văn Nam
Xem chi tiết
nguyễn vy
Xem chi tiết
Huyền Tô
Xem chi tiết
Phương Trần Lê
Xem chi tiết
Hoa Viên
Xem chi tiết
Mạc Hy
Xem chi tiết
Tiểu Án
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Trang
Xem chi tiết
haihoang
Xem chi tiết