Bài viết số 6 - Văn lớp 8

Pham Chi

Viết đoạn văn chứng minh các bài thơ Nhớ rừng (Tố Hữu), Quê hương (Tế Hanh), Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) đã phản ánh sinh động vẻ đẹp thiên nhiên. /Giúp em câu này nhanh được không ạ em cám ơn nhiều !!/

❤ ~~ Yến ~~ ❤
20 tháng 4 2020 lúc 10:02

Bao đời nay, thiên nhiên vẫn là chủ đề đc cái nhà văn thích. Chỉ vì, thiên nhiên làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản; tinh thần sảng khoái. Hoà mình cùng cảnh vật cuộc sống còn là thú lâm tuyền của ng xưa. Từ đ1, nhiều tác phẩm nổi tiếng lần lượt ra đời như: "Nhớ rừng" của Tố Hữu, "Ngắm Trăng" của Hồ Chí Minh; Quê Hương" củ Tế Hanh. Tất cả đều toát lên tình cảm tha thiết, đằm thấm với thiên nhiên.

Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chứa trong mỗi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.

Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thừơng giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh “không đời nào thay đổi”, những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi “bắt chước”. Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Đó không phải là nơi xứng đáng để sống của một đấng thống lĩnh. Dẫu có cố gắng sửa sang thì đó cũng chỉ là những “dải nước đen giả suối chẳng thông dòng” len dưới những “mô gò thấp kém” , là những “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” không có gì là “bí hiểm” “hoang vu”. Những cảnh sống ngụy tạo ấy khiến cho hổ càng tiếc nhớ chốn “ngàn năm cao cả âm u”.

Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn “nước non hùng vĩ”. Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang.

"Trong tù không rượu cũng ko hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ."

Trước cảnh trăng đẹp quá, Bác khao khát đc ngắm trăng một cách trọn vẹn nên lấy làm tiết vì ko có rượu và hoa để thưởng trăng. Hồ Chí Minh là một người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.

Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.

Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Minh Ngọc
Xem chi tiết
am
Xem chi tiết
Ut NguyeN
Xem chi tiết
Y Sương
Xem chi tiết
Trang Nguyen
Xem chi tiết
Uyên Phạm
Xem chi tiết
Trangg
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Vương Tuấn Khải
Xem chi tiết