Văn bản ngữ văn 8

Fan Anime

viết đoạn văn cảm nhận 2 khổ thơ đầu trong bài thơ ông đồ

Trần Mai Quyên
20 tháng 4 2020 lúc 20:13

Ông đồ hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết xưa, nhiệm vụ của ông trong mỗi dịp tết đó là viết câu đối chúc tết bán cho người dân trang trí nhà cửa để mong một năm mới may mắn, an lành. Vị trí ông đồ chính là tầng lớp trí thức được nhiều người tôn trọng. Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm. Ông đồ thảo những nét rồng bay phượng múa cho mọi người:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”.

Với tài năng của mình ông được rất nhiều người thuê viết, họ đều thể hiện kính trọng, yêu mến, có thể nói ông chính là trung tâm thu hút chú ý của mọi người. Nét chữ đẹp của ông được so sánh với những gì tinh túy và đẹp nhất “như phượng múa rồng bay”. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, có giá trị tạo hình, mô tả hết những nét chữ đẹp, tao nhã. Với hình ảnh so sánh đó tác giả đã ca ngợi ông đồ là một người tài năng và hết lòng vì nghệ thuật. Trong khổ thơ 1 2 đó chính là hình ảnh của ông đồ thời xưa, ông xuất hiện làm công việc mỗi năm dịp tết để viết câu đối cho mọi người và tài năng nghệ thuật đó được nhiều người quý trọng, đây chính là nét đẹp của ông đồ thời xưa.

Bình luận (1)
Thảo Phương
20 tháng 4 2020 lúc 20:48

Gợi ý

- Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong thời gian “Tết đến xuân về”, khi “hoa đào nở”:

+ Ông đồ và hoa đào như một cặp hình ảnh báo hiệu mùa xuân đến, năm mới bắt đầu.

+ Cặp từ “mỗi năm…lại” như thể hiện sự xuất hiện của ông đồ vào mùa xuân như một việc quen thuộc, một điều đã trở thành thói quen, thường lệ của chính ông đồ và những người xung quanh.

+ Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ giữa chốn phố sá nhộn nhịp đã trở thành hình ảnh thân thuộc, là một phần không thể thiếu của ngày Tết truyền thống, in sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

- Ông đồ thời này là trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét “phượng múa rồng bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen tài”.

⇒ Hình ảnh ông đồ tượng trưng cho một nét truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam. Cả người thuê viết và người cho chữ đều đã và đang giữ gìn, phát huy nét truyền thống thanh cao, tao nhã và đầy văn minh ấy.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Minh Huyền
Xem chi tiết
_6C 26_Hùng Mạnh
Xem chi tiết
Mai Phương
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Pham Ngoc Son
Xem chi tiết
van
Xem chi tiết
Khanh Tay Mon
Xem chi tiết
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết