Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hồ Nhựt Tín

viết đoạn văn 8 đến 10 câu về thực trạng giao thông hiện nay

B.Thị Anh Thơ
17 tháng 3 2019 lúc 18:15

Hiện nay trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, bên cạnh vấn đề môi trường, an sinh xã hội thì vấn đề an toàn giao thông cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy an toàn giao thông là gì? An toàn giao thông chính là thể hiện văn hóa của mỗi người khi tham gia giao thông. Vấn đề nhức nhối hiện nay nhất đó chính là sự ùn tắc giao thông trong các thành phố lớn như ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... ách tắc giao thông không chỉ vì vấn đề đông dân mà còn vì ý thức của những người tham gia giao thông. Họ không đi đúng làn đường, họ vượt đèn đỏ, có người chen lấn, va quệt nhau trên đường, thậm chí ách tắc còn vì có những người dừng lại để quay video chụp ảnh một vụ tai nạn hay một vụ đánh ghen... Đó thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông của mỗi người. Ngoài ra, ách tắc giao thông có thể bị ảnh hưởng thời tiết do mưa to ngập đường, bão lớn gây đổ cây... nhưng cũng không thể nào lấy lý do để biện minh cho việc vượt đèn đỏ vì ngập lụt, đi nhanh những nơi ngập nước để không bị chết máy nhưng họ lại không hiểu rằng việc đi nhanh như vậy có thể gây cản trở cho những người khác. vforum.vn Cũng có nhiều người chở đồ cồng kềnh mà gây tai nạn cho những người xung quanh gần đây trên mạng có chia sẻ video của một người phụ nữ trở cây gậy dài quệt vào người đi đường nên đã làm cho họ ngã. Có thể họ làm vậy vì miếng cơm manh áo nhưng cũng không thể lấy đó là lý do để bào chữa cho một sai lầm lớn. Chính vì thế mà số người gặp tai nạn trên đất nước ta diễn ra ngày càng nhiều, mỗi vụ tai nạn để lại bao nhiêu di chứng. Có gia đình mất đi lao động chính trong gia đình thậm chí là mất đi cả người thân. Vụ gần đây nhất là vụ tai nạn của chị Nguyễn Thị H trú xã Đắk Sin sau khi trở người con trai đi thi đại học thì chị bất ngờ bị chiếc xe ô tô 7 chỗ đâm tử vong. Có thể người con trai của chị không nghĩ đó là lần cuối cùng bản thân mình được nhìn thấy mẹ ,người mất đi nhưng để lại cho người sống bao sự mất mát đau thương. Sự đau đớn của đứa trẻ đó như réo lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả những người tham gia giao thông, bài học cho những kẻ “ Anh hùng xa lộ” . Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng không muốn đi ra đường phải lo xem rằng hôm nay đường có đông hay không, bản thân mình, người thân mình có được an toàn hay không? Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh việc tham gia giao thông, thực hiện quy tắc : “ Bốn không, ba có” để bản thân mỗi chúng ta được trở nên an toàn khi tham gia giao thông. Theo như Luật sư A-lếch-xan-đrơ-lác-xơn có viết: “Luật giao thông là những nguyên tắc đơn giản nhất trong nền pháp luật của một nước. Luật giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày”. Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần phải tuân thủ luật an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông từ những thói quen nhỏ nhất , dừng đèn đỏ, nhường đường cho người đi bộ, những phương tiện đặc biệt như xe cứu hỏa, xe của bệnh viện,... để xây dựng được một xã hội văn minh, tốt đẹp bởi lẽ: “ An toàn giao thông là bảo vệ hạnh phúc của mọi nhà”.

minh nguyet
17 tháng 3 2019 lúc 20:23

Tham khảo:

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

vũ tiến đạt
21 tháng 3 2019 lúc 16:08

Bạn tóm tắt lại nha

Hiện nay trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, bên cạnh vấn đề môi trường, an sinh xã hội thì vấn đề an toàn giao thông cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy an toàn giao thông là gì? An toàn giao thông chính là thể hiện văn hóa của mỗi người khi tham gia giao thông. Vấn đề nhức nhối hiện nay nhất đó chính là sự ùn tắc giao thông trong các thành phố lớn như ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... ách tắc giao thông không chỉ vì vấn đề đông dân mà còn vì ý thức của những người tham gia giao thông. Họ không đi đúng làn đường, họ vượt đèn đỏ, có người chen lấn, va quệt nhau trên đường, thậm chí ách tắc còn vì có những người dừng lại để quay video chụp ảnh một vụ tai nạn hay một vụ đánh ghen... Đó thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông của mỗi người. Ngoài ra, ách tắc giao thông có thể bị ảnh hưởng thời tiết do mưa to ngập đường, bão lớn gây đổ cây... nhưng cũng không thể nào lấy lý do để biện minh cho việc vượt đèn đỏ vì ngập lụt, đi nhanh những nơi ngập nước để không bị chết máy nhưng họ lại không hiểu rằng việc đi nhanh như vậy có thể gây cản trở cho những người khác. vforum.vn Cũng có nhiều người chở đồ cồng kềnh mà gây tai nạn cho những người xung quanh gần đây trên mạng có chia sẻ video của một người phụ nữ trở cây gậy dài quệt vào người đi đường nên đã làm cho họ ngã. Có thể họ làm vậy vì miếng cơm manh áo nhưng cũng không thể lấy đó là lý do để bào chữa cho một sai lầm lớn. Chính vì thế mà số người gặp tai nạn trên đất nước ta diễn ra ngày càng nhiều, mỗi vụ tai nạn để lại bao nhiêu di chứng. Có gia đình mất đi lao động chính trong gia đình thậm chí là mất đi cả người thân. Vụ gần đây nhất là vụ tai nạn của chị Nguyễn Thị H trú xã Đắk Sin sau khi trở người con trai đi thi đại học thì chị bất ngờ bị chiếc xe ô tô 7 chỗ đâm tử vong. Có thể người con trai của chị không nghĩ đó là lần cuối cùng bản thân mình được nhìn thấy mẹ ,người mất đi nhưng để lại cho người sống bao sự mất mát đau thương. Sự đau đớn của đứa trẻ đó như réo lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả những người tham gia giao thông, bài học cho những kẻ “ Anh hùng xa lộ” . Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng không muốn đi ra đường phải lo xem rằng hôm nay đường có đông hay không, bản thân mình, người thân mình có được an toàn hay không? Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh việc tham gia giao thông, thực hiện quy tắc : “ Bốn không, ba có” để bản thân mỗi chúng ta được trở nên an toàn khi tham gia giao thông. Theo như Luật sư A-lếch-xan-đrơ-lác-xơn có viết: “Luật giao thông là những nguyên tắc đơn giản nhất trong nền pháp luật của một nước. Luật giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày”. Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần phải tuân thủ luật an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông từ những thói quen nhỏ nhất , dừng đèn đỏ, nhường đường cho người đi bộ, những phương tiện đặc biệt như xe cứu hỏa, xe của bệnh viện,... để xây dựng được một xã hội văn minh, tốt đẹp bởi lẽ: “ An toàn giao thông là bảo vệ hạnh phúc của mọi nhà”.


Các câu hỏi tương tự
Hồ Nhựt Tín
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài
Xem chi tiết
Ngọc Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài
Xem chi tiết
nguyễn phạm yến nguyên
Xem chi tiết
Loan M.Ề.U
Xem chi tiết
Nguyễn Hà
Xem chi tiết
Phạm Hường
Xem chi tiết
vvvvvvvv
Xem chi tiết