Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thanh Huyền

Viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương tha thiết qua những tác phẩm Văn học trung đại(Văn 7)

p/s:Dành cho h/s giỏi

Giúp mk !

Thảo Phương
17 tháng 1 2018 lúc 11:56

Văn học là dòng chảy không ngừng của thời gian, các nhà văn nhà thơ là thư kí trung thành của thời đại. Ta bắt gặp được những bản tuyên ngôn độc lập với giọng đọc hào sảng của Nước Việt Nam qua “Nam quốc sơn hà”hay một bài hịch vang núi sông ngỡ còn đâu đây trong “Hịch tướng sĩ” của Trần quốc Tuấn…và đó chính là những biểu hiện đẹp về trào lưu chủ nghĩa yêu nước tô đậm trong nền văn học trung đại.

Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, những chiến tích oanh liệt của các vua hùng, tướng sĩ được tạc trên sổ vàng của lịch sử. Văn học phản ánh chân thực và rõ nét qua các tác phẩm văn chương.

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nước ta tồn tại dưới các triều đại phong kiến từ hưng thịnh đến suy vong. Văn học trung đại với nhiều nguồn cảm hứng khác nhau, trong đó yêu nước và nhân đạo là hai trong bốn nguồn cảm hứng chi phố ngòi bút của nhà thơ, nhà văn. Nhưng chủ nghĩa yêu nước tồn tại với những biểu hiện rõ nét, dưới nhiều cung bậc, màu vẻ khác nhau.

Yêu nước là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, là lòng căm thù giặc sâu sắc với ý chí quyết tâm dẹp loạn, giành độc lập tự do; là lòng trung quân ái quốc; tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu sắc; tố cáo tội ác của giặc; khát vọng hòa bình . Ngoài ra còn thể hiện ở nhiều cung bậc tâm trạng: buồn vui, sung sướng, hả hê, hay tủi nhục, hân hoan…

Có thể nói, trong những thế kỉ đầu, văn học viết về những chiến công anh dũng, lấp lánh ánh hào quang của tinh thần yêu nước.

Mở đầu với “Bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước Đại việt với lòng tự hào, tự tôn dân tộc của Lý Thường Kiệt:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ”

Với giọng đọc hùng hồn, vang dội, bài thơ là lời khẳng định chủ quyền dân tộc, không tên giặc ngoại xâm nào có thể “xâm phạm” đến đây và lời tuyên ngôn rõ ràng, nhất quyết về tội ác của giặc sẽ phải chịu:

“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ”

Yêu nước còn là tấm lòng trung quân ái quốc, luôn xưng đế:

“Như nước Đại việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

(Bình ngô đại cáo – Nguyễn trãi)

Nước đại việt với những phong tục, tập quán riêng, trải qua bao đời nay nó đã trở thành “nền văn hiến” không thể nào xóa bỏ.

Nhưng trong các triều đại phong kiens, nước ta luôn phải chống giặc ngoại xâm thì không thể nào không có một trái tim hừng hực cháy bỏng về lòng căm thù giặc và một ý chí quyết tâm sắt đá đánh đuổi giặc như trong “ Hịch tướng sĩ” vang núi sông của Trần quốc Tuấn.

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức một nỗi chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng thấy cam lòng…”.

Đó là tâm trạng căm phẫn tột cùng và một hào khí “sát thát” Đông A của thời Trần. Ông căm ghét lũ giặc đi nghênh ngang ngoài đường trên đất Nam, và coi đó như lũ cú, lũ hổ đói… và có lẽ bởi thế, bằng các động từ mạnh: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu… đã lột tả hết được tâm trạng lên đến đỉnh cao của Trần quốc Tuấn. Lời thủ thỉ của tướng sĩ khiến bao an hem trong đội phải dấy lên những cảm xúc để họ một ngày nào đó sẽ “ nhà nhà giỏi như Nguyễn Huệ, …bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửu sông…”tất cả đều xuất phát từ lòng yêu nước sâu sắc.

Đến với “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, một áng “ thiên cổ hùng văn” như một bản ngôn dân quyền của nước đại Việt ta. Một lời tố cáo tội ác của giặc như khiến lòng độc giả cũng phải hòa mình vào thời ấy.

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Lũ giặc gây bao tội ác như thế, làm sao ta không căm tức, không muốn diết giặc:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Tất cả vì dân, “ vì nước quên thân, vì dân diệt bạo”.

Ta còn bắt gặp một ông vua chúa Trịnh ăn chơi xa đọa, không chăm lo cho cuộc sống của người dân, bỏ bê việc triều chính. Không chỉ có vậy, mà đến các tầng lớp quan lại cũng là lũ “đầu trâu mặt ngựa” nửa đêm đi lùng tìm những cây quí của nhà dân rồi đổ tội oan cho dân, đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.

Bên cạnh đó, tình yêu đất nước còn thể hiện ở khát vọng hòa bình của mọi người dân.

“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”

(Phò giá về kinh – Trần Quang Khải)

Đó là những chiến công hiển hách oanh liệt để làm nên chiến thắng thanh bình như ngày hôm nay. Khát vọng hòa bình của người dân được đẩy thêm một nấc. Một lời tâm sự của Nguyễn Trãi mang bao khát vọng:

“Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch thù”

Từ đó thúc đẩy ý chí của mọi người để vươn lên tới hòa bình, hạnh phúc, ấm no. Cảm xúc trước cuộc sống thanh bình của người dân:

“Giặc tan muôn thủa thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”

Vì non sông gấm vóc, nước Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả giành lại đất nước. Ngoài ra, chủ nghĩa yêu nước còn là tình yêu thiên nhiên sâu đậm. Đọc thơ Nguyễn Trãi, thiên nhiên như ùa về trong ta với bao cảnh đẹp:

“Một mình nhàn nhã khép phòng văn
Khách tục không ai bén mảng gần
Trong tiếng quốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”

Thì ra Nguyễn Trãi khép phòng văn chứ ông không khép lòng mình, mà ông luôn mở rộng lòng mình đến với thiên nhiên tươi đẹp. Sắc tím của hoa xoan đã trở thành ấn tượng đối với thi nhân. Ông yêu thiên nhiên bởi nó không có cái nham hiểm của lòng người. Màn mưa bụi khép lại khiến lòng ta xao xuyến, nhớ mãi. Hay đến với thứ cỏ xanh non sau cơn mưa còn vương như những làn khói mờ mờ, hư thực:

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”

(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)

Không gian đưa đến với màu xanh của cỏ, màu trắng của khói sớm, và hơn thế là sự tĩnh lặng của một miền quê xa vắng ngỡ còn đâu đây. Ta bắt gặp tiết trời thu xanh ngắt cugnf ánh trăng mờ ảo huyền diệu trong “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu”

Thu của làng cảnh Việt Nam thật mộc mạc, bình dị mà thân thuộc, gần gũi. Bởi thế tôi càng yêu sao quê hương, đất nước mình hơn.

Con người Việt Nam đẹp như thế, họ có tình yêu thương sâu sắc khiến ta thêm tự hào và trân trọng biết bao. Bởi vậy, chủ nghĩa yêu nước như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chặng đường dài rộng của nền văn học nước nhà. Các nghệ sĩ nối tiếp nhau viết về chủ nghĩa đó bằng cả niềm tin và tình yêu vô bờ đối với con người và tình quê chan chứa. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại mãi mãi tỏa sáng trong tâm hồn mỗi người bởi lẽ “với quá khứ, ta xây dựng được tương lai”. Càng đọc ta càng thấm thía trong từng trang viết về một thời đại vang danh núi sông bởi “ Mỗi con người là một bài thơ đẹp”.

Thảo Phương
17 tháng 1 2018 lúc 11:58

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

PROMOTED CONTENT by Mgid Từ 98kg giảm còn 52kg trong 3 tuần! Cách giảm cân đơn giản nhất! Tất cả các ký sinh trùng sẽ ra khỏi cơ thể bạn sau một đêm Cách hiệu quả nhất để giảm cân! - 4-7 kg mỗi tuần! Sản phẩm này là kẻ thù của mỡ!

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

TIN HOT by Mgid Từ 98kg giảm còn 52kg trong 3 tuần! Cách giảm cân đơn giản nhất! Cách hiệu quả nhất để giảm cân! - 4-7 kg mỗi tuần! Cách giảm cân ít người biết. Giảm 20 kg trong 14 ngày Sản phẩm này là kẻ thù của mỡ!

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.


Thảo Phương
17 tháng 1 2018 lúc 11:58

Cuộc đời mỗi con người bao giờ cũng gắn liền với một quê hương, xứ sở, một đất nước. Có thể nào sống giữa xứ sở, quê hương đó mà không hề gắn bó, yêu thương? Ngày bé thơ, chúng ta còn ngây ngô chưa hiểu:

"Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?"

Nhưng khi đã lớn khôn, có lẽ ai cũng có thể cảm nhận một cách sâu sắc về tình yêu đất nước trong mình.

Đất Nước – hai tiếng ấy gợi nhắc chúng ta biết bao điều thiêng liêng, ấm áp. Tổ tiên, nguồn cội chúng ta ở đâu? Chúng ta sinh ra, lớn lên, già yếu và chết đi ở đâu? Nơi nào cho ta cuộc sống của chính bản thân mình?

Đó chính là Đất Nước. Yêu nước, yêu Tổ quốc là tình cảm quý báu luôn thường trực trong mỗi trái tim Việt Nam. Tự nó đã đan dệt thành lịch sử, và có thể nói, lịch sử dân tộc Việt cũng chính là lịch sử của lòng yêu nước. Tình yêu đất nước là tình cảm gắn bó sâu nặng giữa con người với quê hương, dân tộc. Nó không chỉ là sự cố kết giữa con mười với nơi “chôn nhau cắt rốn", với manh đất mình sinh ra, lớn lên mà nó còn là sự dao kết giữa tâm hồn mỗi người dân với linh hồn dân tộc.

Nếu đột nhiên có ai đó hỏi bạn có yêu nước không? Hãy tự tin trả lời bằng một câu khẳng định, bởi lẽ yêu nước không nhất thiết là cầm súng, gươm tranh đấu với kẻ thù. Thời bình người ta thể hiện lòng yêu nước khác với thời chiến.

Thời phong kiến yêu nước là phải gắn liền với “trung quân”, “tề gia trị quốc” thì ngày nay yêu nước lại gắn liền với yêu lý tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa. Tình yêu đất nước như một viên đá ngũ sắc, mỗi cạnh mỗi mặt của nó có một màn lung linh khác nhau. Mỗi thời đại sẽ làm cho viên đá đó mang những màu sắc khác biệt.

Khi bạn say mê trước một thắng cảnh của đất nước, khi bạn tích cực bình chọn để Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới hiện đại hay khi bạn biết và trăn trở trước vấn đề biển Đông – một trong những vấn đề đang từng ngày, từng giờ nóng dần trên các diễn đàn, trang mạng hay báo chí và cầm bút để viết lên những dòng cảm xúc của mình để gửi đến Trường Sa thân yêu… thì chính lúc đó tình yêu đất nước trong bạn đang hiện rõ. Khi Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, khi các nhà Thơ mới viết những câu thơ, bài thơ thật hay ngợi ca vẻ đẹp quê hương Việt Nam, đó cũng đúng là lúc cảm hứng nghệ thuật của các nghệ sĩ đang thăng hoa trong tình yêu đất tước. Không yêu, không gắn bó với mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, làm sao cụ Tam Nguyên có thế viết chùm thơ thu tuyệt bút, phác nên khung cảnh tuyệt đẹp của miền quê Mệt Nam:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
(Thu điếu)

Nếu chỉ thuần tuý là tài năng, liệu rằng nữ sĩ Anh Thơ có thể phác được bức hoạ thiên nhiên bằng ngôn từ đẹp thế này:

Ngoài bờ đê cỏ non tràn biếc cỏ
Bầy sáo đen xà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
(Chiều xuân)

Yêu thiên nhiên chính là biểu hiện của lòng yêu nước – một biểu hiện không cầu kì, ồn ào mà hết sức giản dị, tự nhiên.

Nhưng tình yêu đất nước không chỉ được đan dệt bằng tình yêu thiên nhiên. Yêu nước còn được biểu hiện bằng niềm tự hào dân tộc. Người Việt Nam có rất nhiều điều đáng tự hào về quê hương, đất nước mình. Chúng ta vẫn nhắc lại cho nhau nghe những chiến công oanh liệt trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều câu chuyện, nhiều áng văn thơ ngợi ca tinh thần đấu tranh ngoan cường của nhân dân, dân tộc. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều bảo tàng lưu giữ những kỉ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng, nghĩa sĩ, chiến sĩ đã đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc… Niềm tự hào không chỉ in dấu trong các chiến công oanh liệt mà còn in đậm ở truyền thống văn hoá. Đọc Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, người đọc bắt gặp rất nhiều di tích văn hoá – lịch sử lâu đời của dân tộc: những ngôi chùa, mái đình, những làng nghề cổ truyền… Gắn với mỗi di tích ấy là bao truyền thuyết lịch sử, lễ hội đầu xuân, lời ca điệu hát truyền lại từ đời này sang đời khác… Mạch thơ tuôn trào không đứt cùng với niềm tự hào khốn tả:

Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.

Càng yêu mến, càng tự hào về quê hương giàu đẹp, trù phú bao nhiêu, người Việt Nam càng căm thù bè lũ cướp nước, bán nước bấy nhiêu. Đất nước bốn nghìn tuổi cũng là đất nước bốn nghìn năm kiên cường đấu tranh giữ nước:

Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh.
(Đất Nước- Nguyền Khoa Điềm)

Bốn nghìn năm đó biết bao người đã ngã xuống "Để Đất Nước này là đất Nước của nhân dân". Hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ từng gốc lúa, bờ tre cho Tổ quốc, ý chí chiến đấu đó đã đưa mỗi người con đất Việt đi tới chiến thắng trước mọi bè lù xâm lãng hung hãn nhất.

Đất nước hoà bình, "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” viên ngũ sắc yêu nước lại mang sắc màu lung linh khác. Ý thức về vận mệnh dân tộc vẫn được giương cao nhưng mỗi người tự khắc nhận thức được vai trò của minh đối với sự nghiệp canh tân đất nước. Học sinh thi đua học tốt, giáo viên thi đua dạy tốt, nông dân thi đua canh tác vụ mùa bội thu, công nhân thi đua lao động sản xuất, các chiến sĩ nơi biên thùy vẫn chắc tay súng… Ai ai cũng cố gắng hết sức để góp phần nhỏ bé trong công cuộc dựng xây đất nước. Những huy chương từ các cuộc thi Olympic Vật lí, Toán học quốc tế, từ các đại hội thể thao khu vực, những thành tựu trên các mặt trận kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật,,, các năm gần đây chẳng phải được xây dựng nên từ lòng yêu nước, từ ý chí, tinh thần chiến đấu, lao động vì màu cờ sắc áo của dân tộc sao? Đất nước bốn nghìn năm tuổi nhưng ngày càng trẻ ra, ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Đó là nhờ bao bàn tay yêu nước không ngừng chung sức đắp xây đất nước. Sự nỗ lực của mỗi cá nhân đã góp phần vinh danh cho dân tộc, góp phần đưa Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập quốc tế.

Như vậy, có thể hiểu một cách nôm na, yêu đất nước là yêu tất cả những gì đẹp đẽ thuộc về xứ sở quê hương, là không ngừng giữ gìn, xây đắp cho tổ quốc thêm giàu mạnh, là không ngừng chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác có nguy cơ xâm hại đến quốc; gia…

Tình yêu đất nước là tình yêu muôn màu. Nó thường trực trong mỗi con người và không nhất thiết phải được bộc lộ, biểu hiện như nhau. Tình yêu đất nước tiềm chứa trong nó sức mạnh cực kì to lớn. Nó là bệ đỡ tinh thần cho mỗi người trong cuộc sống này. Tại sao “đất nước” vẫn là chủ đề bất tận để các nhạc sĩ, hoạ sĩ, các nhà thơ, nhà văn mọi thời đại, mọi thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật? Tại sao kiều bào Việt Nam sóng ở nước ngoài luôn hướng về đất nước? Tại sao những người con xa Tổ quốc đó, lúc về già luôn ao ước được yên nghỉ tại quê hương bản quán? Chính tình yêu đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn họ, dẫn bước cho họ vững vàng trong hành trình sống.

Không chỉ nâng đỡ tinh thần con người, lòng yêu nước còn là đòn bẩy khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình. Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân cá nhân. Chúng ta say mê học tập, lao động vì chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nước. Học thức, tài năng của những sứ thần như Mạc Đỉnh Chi chẳng phải đã khiến vua quan Trung Quốc phải kinh ngạc, nể phục đó sao? Mỗi tấm bia khắc tên tuổi các vị trạng nguyên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám đâu chỉ có ý nghĩa tôn vinh tài học của họ? Nguyên khí quốc gia là ở đó, Lòng yêu nước đã thôi thúc họ say mê học tập, thôi thúc họ làm rạng danh cho đất nước. Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đã khiến các nước đế quốc phải chùn nhụt bước chân xâm lược. Nó là yếu tố cốt lõi nhất mang lại sự trường tồn vĩnh cửu cho giang sơn, tổ quốc này. Sức mạnh của tình yêu đất nước là vô biên, tuyệt đích, là bất khả xâm phạm. Nhận thức được điều đó, chúng ta càng nên gìn giữ, vun đắp để tình yêu đất nước mãi cháy sáng trong ta, để sức mạnh này càng nhân lên gấp bội trong cộng đồng dân tộc.

Nhận thức được sức mạnh của tình yêu đất nước, mỗi chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định cho mình ý thức bồi dưỡng tình cảm đó. Với nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, anh “tự nguyện” dâng hiến cuộc đời mình: "Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người tôi sẽ chết cho quê hương. Tất nhiên, chết cho quê hương là cách nói hình ảnh, thể hiện sự cống hiến trọn vẹn cho đất nước, cho dân tộc. Thế hệ trẻ chúng ta có muôn vàn cách để chứng tỏ tình yêu quê hương, tổ quốc trong mình. Vũ khí trong tay chúng ta là sức mạnh tuổi trẻ, nhiệt huyết thanh xuân, là tri thức vững vàng, là nhân cách đạo đức trong sáng. Không có lý do gì để chúng ta không noi gương tinh thần yêu nước của cha anh. Không có lý do gì để chúng ta không hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ học tập của mình. Không có lý do gì để chúng ta không làm giàu cho quê hương, đất nước bằng sức lao động chân chính. Và càng không có lý do gì để chúng ta không thể đối diện chiến đấu với những tệ nạn đang nảy nở trong cuộc sống hôm nay.

Chắc chắn mỗi người dân Việt Nam ai cũng mang trong mình tình yêu đất nước. Nhưng làm thế nào để tình yêu đó ngày càng nồng nàn, tha thiết, ngày càng mãnh liệt hơn – đó là điều ai cũng cần tự giác nhận thức và tìm cho ra câu trả lời. "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay" – lời ca ấy cũng chính là thông điệp nhắc nhở chúng ta nên quên đi “cái tôi” ích kỉ của mình để sum vầy cùng dựng xây đất nước.



Thảo Phương
17 tháng 1 2018 lúc 11:59

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

Thảo Phương
17 tháng 1 2018 lúc 11:59

Dân tộc Việt Nam chúng ta trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm chống lại những cuộc xâm lăng vô nghĩa, lập nên những trang sử oai hùng. Trong rất nhiều những yếu tố góp nên thành công ấy, chúng ta phải kể đến lòng yêu nước dạt dào trong mỗi trái tim của người con đất Việt. Giờ đây, khi đất nước đứng trước những thử thách mới của một thời đại phát triển, lòng yêu nước được thể hiện như thế nào?

Thật vậy, lòng yêu nước đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một đất nước. Ta hiểu đơn giản lòng yêu nước chính là việc yêu những thứ nhỏ bé, giản dị, bình thường của quê hương đất nước. Những hàng tre xanh, dòng sông, xóm làng,… Từ những cái nhỏ bé ấy đã giúp chúng ta thêm yêu và gắn bó hơn với quê hương và đất nước của mình. Con người dù đi đến đâu, về đâu đều hướng về đất nước, quê hương. Quê hương, đất nước không chỉ là nơi dạy dỗ cho chúng ta nên người, mà còn mang đến những điều thú vị, dạy chúng ta từng bước đi vững chắc trong cuộc sống. Vì vậy đất nước luôn để lại một ấn tượng cho mỗi con người, làm cho mọi người yêu đất nước hơn. Những con người có lòng yêu nước luôn chất chứa những tình cảm đẹp đẽ, hướng về đất nước và ra sức để giúp cho đất nước ngày càng phồn vinh. Những con người đó luôn tự hào về đất nước.

Quê hương đất nước là bàn đạp giúp con người đạt được những thành công. Ngay từ khi còn bé, mỗi người dân Việt Nam đều đã được cha mẹ xây dựng và p-hát triển tinh thần yêu nước từ những giai điệu, lời hát, lời ru à ơi,… Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cùng với sự du nhập của những giá trị văn hóa trên thế giới, những truyền thống dân tộc bị mai một và bị biến đổi; nhưng truyền thống yêu nước của dân tộc sẽ không bao giờ bị thay đổi, nó như một ngọn lửa âm ỉ cháy trong tâm hồn mỗi con người và khi có điều kiện hoàn cảnh, thử thách sẽ được bùng cháy. Trong thời gian vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, những người con đất Việt ở khắp mọi miền đất nước và ở hải ngoại đã bộc lộ rõ lòng yêu nước luôn luôn bùng cháy trong tâm hồn họ. Họ đoàn kết lại, chung lòng phản đối mãnh liệt hành động sai trái và tư tưởng lệch lạc của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, trong những ngày qua, trên các trang mạng đang xuất hiện những lời kêu gọi mọi người tiến hành đấu tranh, xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc. Tuy nhiên một số kẻ cơ hội, lợi dụng điều đó để thực hiện ý đồ bẩn thỉu của chúng thành những cuộc biểu tình chống chính quyền. Đây chính là những âm mưu thủ đoạn dơ bẩn, đáng lên án, những kẻ này đã lợi dụng lòng yêu nước của mọi người, một tình cảm thiêng liêng và đã làm nhơ bẩn nó.

Tóm lại, chúng ta cần phải luôn cảnh giác với những hành động này và tránh xa nó. Cần phải thể hiện lòng yêu nước đúng lúc, đúng chỗ. Và bản thân tôi cũng phải nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước cho bản thân để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và vững mạnh.

Nghị luận xã hội về Tình yêu quê hương đất nước – Bài làm 4

Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản về lòng yêu quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân, ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc. Vì vậy những bài thơ lãng mạn trong phong trào Thơ Mới được xem là tiếng nói tình cảm cá nhân ủy mị, tiêu cực. Tuy nhiên, cùng với những thành quả đổi mới đất nước, những tác giả tác phẩm lãng mạn được đưa vào trong chương trình phổ thông. Tiếp xúc với các tác phẩm của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, chúng ta chợt nhận ra lòng yêu quê hương có nội dung phong phú đa dạng hơn nhiều.

Những bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong một tình cảm yêu nước kín đáo, bộc lộ qua tình yêu với con người, cảnh vật, quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong các bài thơ đem lại những cảm nhận rất riêng nhưng lại rung cảm bao thế hệ độc giả. Một địa danh thôn Vỹ đi vào nỗi nhớ, gắn kết ân tình với xứ Huế trong Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo nắng hàng cau, cái huyền ảo của bến sông Trăng, cái bâng khuâng sương khói mờ nhân ảnh của mảnh đất cố đô. Không gian của buổi chiều thu cho đôi lứa tìm đến nhau trong Thơ Duyên cũng khiến ta cảm nhận sắc thái thiên nhiên hoà hợp quấn quít trên cây cỏ, chim muông, trên con đường nhỏ nhỏ, sắc nắng trở chiều, màu mây biếc và bâng khuâng với “con cò trên ruộng cánh phân vân”. Ta ngỡ ngàng khi phát hiện những vui buồn của con người gửi cả vào trong sắc thái mùa thu ở Đây mùa thu tới, một rặng liễu, một sắc “áo mơ phai dệt lá vàng”, “nàng trăng tự ngẩn ngơ”, những hình ảnh mùa thu rất quen và rất lạ được nói lên qua hồn thơ say đắm của Xuân Diệu. Quê hương còn hiện lên qua nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ, của chàng thi sĩ Huy Cận đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy “thiếu quê hương”, chuyển tải bao tâm sự nỗi niềm của người dân mất nước, khi đối diện Tràng giang: nỗi “sầu trăm ngả” lan toả trên sóng nước, con thuyền, cành củi, cánh bèo, “sông dài trời rộng bến cô liêu” kết lại thành nỗi niềm “lòng quê dợn dợn vời con nước – không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi dậy tình yêu giang sơn Tổ quốc. Quê hương còn đẹp giản dị trong Chiều xuân của Anh Thơ, làng quê Việt Nam đẹp một cách nao lòng trong cỏ xanh, mưa xuân, đàn bò đủng đỉnh, cô yếm thắm…qua những rung cảm trong trẻo của tâm hồn thiếu nữ. Tất cả những bài thơ ấy viết về con người, cảnh vật, làng quê…đều gặp nhau ở một điểm: tình cảm yêu nước kín đáo.

Từ những bài thơ ấy, ta chợt hiểu ra yêu quê hương trước hết phải là yêu thương gắn bó với mảnh đất – con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vui buồn với vận mệnh dân tộc. Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, tình yêu sự gắn bó với gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. Đó cũng là tình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và thường trực trong trái tim con người. Chính sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý chí bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Nếu chỉ hiểu đơn giản yêu quê hương là tình cảm công dân, với ý thức trách nhiệm đặt lên hàng đầu mà không quan tâm giáo dục tình yêu ấy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn con người sẽ trở nên chai sạn biết bao. Chưa kể rằng, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu đất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm yêu mến, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta. Đúng như Tố Hữu nói: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt – Như mẹ cha ta, như vợ như chồng”, mở rộng ra tình cảm ấy còn là tình yêu đôi lứa, là cơ sở để “người yêu người, sống để yêu nhau”. Tình yêu ấy không hẳn chỉ thể hiện qua hành động đứng lên đánh lại kẻ thù, mà trước tiên phải xuất phát từ nỗi đau buồn khi nước mất nhà tan, nỗi uất nghẹn khi quê hương bị kẻ thù giày xéo. Không thể có tình yêu dân tộc chung chung nếu không xuất phát từ tình yêu con người cụ thể. Từ nhận thức đến tình cảm, từ suy nghĩ đến hành động luôn thường trực tình cảm yêu quê hương đất nước.

Bản thân mỗi học sinh chúng ta cũng phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về lòng yêu quê hương, bằng cách luôn trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải sống đẹp với mọi người, biết rung động trước cái đẹp cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh, biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, đang tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm thành hành vi ứng xử hàng ngày, có mục đích, có hoài bão vun trồng tài năng để sau này cống hiến cho đất nước, thiết tưởng cũng là ươm mầm cho lòng yêu quê hương đất nước ngày càng phát triển bền vững hơn.




Các câu hỏi tương tự
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Nhã Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Kieu Diem
Xem chi tiết
Em là của anh hay của ai
Xem chi tiết
Đinh huyền
Xem chi tiết
Nguyen  thuy kieu
Xem chi tiết
Em là của anh hay của ai
Xem chi tiết
Nguyen  thuy kieu
Xem chi tiết