Câu nói “Một người vì mọi người mọi người vì một người” là câu nói trong tiểu thuyết bất hủ của nhà văn Alexander Dumas cha, Bộ tiểu thuyết kể về những cuộc phiêu lưu của chàng lính ngự lâm d'Artagnan, từ lúc anh còn trẻ cho đến lúc già. "Ba người lính ngự lâm" là cuốn nổi tiếng nhất và cũng là hay nhất trong bộ ba, đã được dựng thành phim nhiều lần, cũng như phim truyền hình, phim hoạt hình Pháp, và hoạt hình Nhật Bản.
D'Artagnan là hậu duệ một dòng dõi quý tộc đã sa sút ở xứ Gascony. Năm 18 tuổi, chàng rời nhà trên một con ngựa còm để đến Paris với mong ước trở thành một lính ngự lâm của vua Louis XIII. Dọc đường, d'Artagnan làm mất lá thư tiến cử của cha mình với ông De Treville, đội trưởng lính ngự lâm, do đó ông này đón tiếp anh không mấy nhiệt tình. Tiếp đó, d'Artagnan húc trúng vào cái vai đang bị thương của Athos, một lính ngự lâm đầy phong cách quý tộc. Anh này đòi quyết đấu với d'Artagnan vào giữa trưa và được đồng ý ngay. Ngay sau đó, d'Artagnan gặp Porthos, một lính ngự lâm khác rất đô con và mang một dải đeo kiếm cực xịn nhưng d'Artagnan khám phá ra rằng chỉ có mặt ngoài là đẹp thôi, còn bên trong làm bằng da bò. Thế là d'Artagnan có cuộc quyết đấu thứ 2 vào sau buổi trưa. Cuối cùng d'Artagnan nhặt được một chiếc khăn tay của một lính ngự lâm đẹp trai tên Aramis (khăn của tình nhân của anh này), cãi nhau, và có cuộc hẹn đấu kiếm thứ 3 trong ngày. Đến các buổi hẹn đấu kiếm, d'Artagnan thấy 3 người kia đi cùng nhau, họ là bạn thân. Tuy nhiên luật hồi đó cấm đấu kiếm, và các vệ sĩ của Giáo chủ de Richelieu đến bắt họ. Một cuộc chiến diễn ra và d'Artagnan về phe các ngự lâm quân. Họ chiến thắng và d'Artagnan trở thành bạn thân của ba chàng lính ngự lâm kia. Phương châm của họ là "Một người vì tất cả, tất cả vì một người", một câu mà vế thứ hai được d'Artagnan lợi dụng rất tốt.
- Thông thường người ta sống vì điều gì? Vì bản thân….vì người khác… con người chân chính thường hướng tới điều gì? Sống tốt cuộc sống của mình và chia sẻ quan tâm, nếu cần thì sẵn lòng hi sinh vì người khác…
- Đó là một ý kiến đúng vì: đem lại điều tốt đẹp cho người khác, đem lại hạnh phúc, nguồn vui cho chính mình, giảm bớt những khó khăn cho xã hội (dẫn chứng). Song cần biết cân bằng điều chính để tạo sự cân bằng giữa cuộc sống vì mình và vì người khác, cần có trách nhiệm với bản thân…
- Nêu không sống vì người, con người dễ ích kỉ, hẹp hòi.(dẫn chứng).
- Phê phán những người sống hẹp hòi, ích kỉ không vì người khác.
Phê phán người chỉ lợi dụng sự quan tâm của người khác, không biết cố gắng vươn lên.