Bài 22. Vệ sinh hô hấp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ninh Nguyễn Trúc Lam

viết bài tuyên truyền về ô nhiễm môi trường không khí

Phan Thùy Linh
20 tháng 2 2017 lúc 8:26
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị khôngvấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đềtoàn cầu.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, và đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít. Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ tác động xấu đối với sức khỏe con người(đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp)mà còn ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn,… Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn. Ở Việt Nam, tại các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm cho tình hình ô nhiễm trở nên trầm trọng. Bảo vệ môi trường đô thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia, bởi vì dân số đô thị ngày càng đông, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị. Ô nhiễm không khí làm tăng số bệnh nhân mắc bệnh phổi Bên cạnh đó,theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (WHO), hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, 60% trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí. Ở Trung Quốc,tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội chứng xấu ở đường hô hấp và nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử vong mỗi năm, trong đó có một triệu người dưới 5 tuổi. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2007 cho thấy 750.000 dân Trung Quốc chết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước. Trong thời đại công nghiệp, ô nhiễm không khí không có thể được loại bỏ hoàn toàn, nhưng bước có thể được thực hiện để giảm bớt nó bằng các biện pháp sau: - Hoàn thành việc di chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp gây ô nhiễm nặng ra ngoài thành phố. - Phát triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tất cả các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp ở xung quanh thành phố (phát triển công nghiệp xanh) -Thực hiện chiến dịch trồng cây xanh trong thành phố,…. -Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu công xây dựng, chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp” -Phát triển xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị. -Phát triển không gian xanh và mặt nước trong đô thị.-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho mọi người dân đô thị, đặc biệt là đối với những người lái xe ô tô, xe máy và chủ các cơ sở sản xuất. -Mở rộng các hoạt động “trồng cây gây rừng “ đối với mọi công dân. - Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. - Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải. - Tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung. - Thực hiện đúng các luật giữ gìn môi trường.
Nguyễn Trần Thành Đạt
20 tháng 2 2017 lúc 14:46

Ô nhiễm không khí hiện đang là vấn đề nghiệm trọng cần đề cấp đến. Vậy có ai hiểu rõ được nguyên nhân ô nhiễm không khí là gì không? Trước hết, chúng ta cần nói đến do ý thức con người: đốt rừng bừa bãi, thải khí độc nhà máy, sử dụng các phương tiên giao thông hay những động cơ má móc quá mức. Điều này làm cho không khí luôn ô nhiễm. Vậy chúng đưa ra những hậu quả gì? Với những nguồn khí độc đó con người dễ mắc các bệnh về được hô hấp cũng như bệnh ngoài da. Điều này con sẽ di truyền sang đời sau. Vậy chúng ta cần phải làm gì trước tình hình này? Chúng ta cần phải xử lí khí thải nhà máy, trồng cây gây rừng, không chặt phá đốt rừng bừa bãi, thực hiện một ngày không đi phương tiện giao thông cơ giới để góp phần làm giảm lượng khí độc.


Các câu hỏi tương tự
Thị Bích Ngọc Lê
Xem chi tiết
Thùy Linh Phạm
Xem chi tiết
Lê Thị Ánh Thuận
Xem chi tiết
Minh
Xem chi tiết
Vy thị thanh thuy
Xem chi tiết
Lê Phạm Kỳ Thiên
Xem chi tiết
Phạm Minh Nghĩa
Xem chi tiết
Bảo Ngọc cute
Xem chi tiết
Nguyễn Dũng
Xem chi tiết