Như chúng ta đã biết, hiện tượng vứt rác tràn lan ở các khu đô thị lớn hay nói cách khác ở các đường đi đều xuất hiện những túi rác không được dọn sạch và để tràn lan để đường đi. Hiện nay do ý thức và trách nhiệm của người dân quá kém, không chỉ riêng về trẻ em mà còn cả người lớn hơn cũng không làm tròn trách nhiệm bổn phận của họ. Làm như vậy thì chẳng khác gì dạy trẻ những thói hư tật xấu. Nếu đánh giá một cách tổng thể có thể thấy rõ hiện tượng ăn quà vặt xong vứ rác tại chỗ đặc biệt ở lứa tuổi 11 trở lên. Cha mẹ thường mua đồ ăn sáng cho con rồi mang đến trường ăn hay những hộp sữa uống xong cũng không vứt đúng nơi quy định...Không chỉ riêng trường học, ở các con suối cũng đang bị ô nhiễm bởi những con người vô ý thức không có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.Quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người trên trái đất này tạo ra vô vàn các loại rác thải. Nếu không có quy trình xử lí kịp thời và hợp lí sẽ gây tác hại đến môi trường sống. Nhưng làm thế nào để kiểm soát được lượng rác thải? Đó là cả một vấn đề. Thực tế cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh chung của một bộ phận dân cư còn kém. Nhà cửa của mỗi người thường được quét dọn sạch sẽ. Họ không bao giờ vứt rác bừa bãi trong gia đình mà luôn có ý thức thu gọn lại để xả ra ngoài đường, để miễn sao cho gia đình mình được sạch sẽ. Hiện tượng này phổ biến ở những thành phố nhỏ, thị xã và thị trấn... Có lẽ vì thế mà trên những đoạn đường vắng, chúng ta thường thấy những túi rác, bao rác, đống rác vứt ngổn ngang ở ven đường, ở vỉa hè, thậm chí là ngay trên mặt đường, gây khó khăn cho việc đi lại. Có những vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra chỉ vì một bao rác mà ai đó đã cố ý đánh rơi trên đường. Có lẽ chẳng ai ngờ một bao rác lại có thể gây chết người nhưng trớ trêu thay đó lại là sự thật.