Có thể thấy, ẩn sau kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng da diết nhớ nhà, nhớ nước, nhớ những gì thân thuộc trong quáng vãng, không loại trừ một không gian lịch sử- văn hóa cũ. Đó là một cảnh tượng của một vùng non nước bát ngát, tuy có thấp thoáng sự sống của con người nhưng vẫn hoang sơ, hiu hắt, quạnh vắng. Cảnh "trời, non, nước" tạo sự mênh mông, rộng lớn của vũ trụ. Bà cảm thấy lẻ loi, cô đơn giữa nơi đất khách quê người tự đối diện với chính mình. Bà nuối tiếc một thời vàng son của kinh thành Thăng Lonh. Đó chính là tâm trạng chung của các sĩ phu Bắc hà, trong lòng họ chưa bao giờ chấp nhận Phú Xuân Huế là kinh đô của đất nước. Cụm từ "Ta với ta" đã khép lại bài thơ nhưng đã mở ra bao nỗi niềm của một người lữ khách đang rong ruổi trên cuộc hành trinhg tìm về quá khứ vàng vãng son một đi không trở lại.
Bà Huyện Thanh Quan là một trong 3 nữ sĩ tài hoa sống ở thế kỉ XIX. Thơ của bà mang một phong cách đặc biệt. Thơ bà để lại chỉ có 6 bài nhưng điển hình là bài thơ" Qua Đèo Ngang". Bài thơ được bà sáng tác khi đi qua Đèo Ngang và kinh thành Huế nhận chức "cung chung giáo tộc". Bài thơ viết theo thể thơ "thất ngôn bát cú đường luật" với đề tài vịnh cảnh. Ở hai câu Đề cho biết tác giả đi qua đèo vào lúc chiều tà, điều này làm cho câu văn có chút đượm buồn. Quang cảnh Đèo Ngang rộng mênh mông bát ngát và hùng vĩ. Làm cho tác giả cảm thấy sự cô đơn và hiu quạnh giữa một vùng rộng lớn. Hai câu thơ Thực nói về sự vật xung quanh đèo. Tác giả cảm nhận nó bằng thị giác. Từ đó, luôn có một cảm giác trống trải bao trùm mọi thứ xung quanh. Ngoài ra, nghệ thuật đảo ngữ càng nhấn mạng thêm cảnh của Đèo Ngang. tác giả sử dụng phép đối để taọh sự hài hòa cho các câu thơ. Ở hai câu thơ Luận, nhà thơ đã cảm nhận bằng thính giác. Tiếng kêu của con quốc quốc và đa đa đã gợi lên trong lòng tác giả một cảm giác nhớ nhà. Hai câu thơ cuối, tác giả đã miêu tả toàn cảnh Đèo Ngang. Trong câu thơ có cum từ "ta với ta". "Ta" ở đây là để chỉ tác giả, tuy hai chữ "ta" nhưng lại chỉ một người. Đây là câu thơ nói về nỗi cô đơn hay nhất trong nền thơ trung đại. Nó đã làm nên cái hay trong bài thơ và tên tuổi của bà.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!