Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Jang Hyeon Yeong

Viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của em về gđ đối với mỗi con người.

Thảo Phương
9 tháng 10 2017 lúc 12:32

Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính.Gia đình cũng là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Gia đình cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
9 tháng 10 2017 lúc 12:56

Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính.

Trẻ em Việt Nam thường cùng cha mẹ, ông bà tiếp xúc với lao động từ nhỏ nên được vun đắp đức tính cần cù. Trong ảnh là em Tống Thành Ty, 4 tuổi, nhà ở phường Tân Phú (Đồng Xoài) cùng bà ngoại chuẩn bị hoa bán dịp tết

Con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai chất lượng cao. Gia đình chính là “đơn vị xã hội” đầu tiên cung cấp lực lượng lao động cho xã hội. Từ những người lao động chân tay giản đơn đến lao động trí óc… đều được sinh ra, nuôi dưỡng và chịu sự giáo dục của gia đình.

Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con trẻ. Gia đình là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước. Đó là lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách…

Gia đình cũng là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Gia đình cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia.

Trong mỗi gia đình, vai trò của cha mẹ có vị trí tối quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Vì thế, gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.

Xã hội chuyển động ngày một nhanh hơn, các “tế bào” của xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới bên ngoài, đặc biệt là từ thế giới internet, chịu tác động bởi nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường nên văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Vì thế, để tạo dựng nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai, phải bắt đầu giáo dục con trẻ trong gia đình – trước khi những mầm non ấy đặt chân tới trường và tiếp xúc với môi trường xã hội. Đó được xem là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên nhân cách của một con người, một thế hệ.

Và trong giai đoạn hiện nay, để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể.


Đạt Trần
9 tháng 10 2017 lúc 16:02

Mở bài:

Trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống, mỗi người trong chúng ta đều tìm đến những điểm tựa tinh thần, những điểm tựa vực chúng ta dậy khỏi những khó khăn, vấp váp tưởng chừng không thể vượt qua được. Một trong số những điểm tựa vô cùng quý giá đối với mỗi cá nhân là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình mang đến sức mạnh vô giá mà không cá nhân nào có thể phủ nhận được, trở thành điều đáng giá nhất còn lại sau khi trải qua nhiều mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Thứ tình cảm quý báu đó được nhắc tới một cách đầy lắng đọng trong đoạn kết bộ phim Fast and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau trải qua hàng loạt khó khăn để bảo vệ gia đình của mình, nhân vật Dom đã nói với người anh em của mình rằng: Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu. Câu nói neo đậu mãi trong tâm trí người xem về tình cảm cao quý mà bền vững.

Thân bài:

Giải thích

Giải thích từ ngữ: gia đình hiểu theo nghĩa hẹp là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống, cùng một nhà, đó là tình cảm đẹp đẽ mà ai cũng cần nâng niu, trân trọng bằng cả tấm lòng mình. Mở rộng hàm nghĩa của từ gia đình, đó là sự gắn kết giữa người với người trong xã hội ngay cả những người không cùng huyết thống với nhau.

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đặt trong mối quan hệ giữa những người thấn cùng máu mủ, ruột rà, là điều thiêng liêng mà không ai có thể phủ nhận được.

Giải thích ý kiến: Ý kiến là lời tâm sự của nhân vật Dom nói với người anh em của mình thể hiện tình cảm gia đình có thể vượt ra khỏi rào cản của khoảng cách địa lí (Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất) để mãi lưu giữ được thứ tình cảm trong trẻo đó trong trái tim (cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi). Tình cảm gia đình là thứ tình cảm không điều gì xóa nhòa được, không điều gì có thể cản trở và làm nó trở nên nhạt nhòa được (chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu.

Tóm lại: Câu nói đã thể hiện sức mạnh của tình cảm gia đình như mộ điểm tựa tinh thần có thể giúp con người vượt qua mọi rào cản của không gian, thời gian để đem đến cho mỗi cá nhân những giá trị sống tốt đẹp nhất. Tình cảm gia đình không bó hẹp trong phạm vi sự gắn kết giữa những người cùng huyết thống mà hiểu rộng ra, những người ngoài huyết thống vẫn có thể có được tình cảm cao quý này, khi đó “gia đình” được hiểu là cộng đồng, là xã hội nhân quần.

Phân tích, bình luận ý kiến

Tình cảm gia đình được thể hiện trên những phương diện nào?

Tình cảm gia đình trước hết là tình cảm mà những người trong gia đình dành cho nhau, đó có thể là tình mẫu tử, tình phụ tử hoặc tình cảm vợ chồng, anh em trong một nhà. Mỗi tình cảm nhỏ đó có bền vững, có sâu nặng thì tình cảm gia đìh mới thực sự mang ý nghĩa vốn có của nó.

Tình cảm gia đình ngoài của những con người có cùng huyết thống dành cho nhau còn là của những con người không cùng huyết thống. Đó cũng là tình cảm đáng trân trọng, thậm chí còn rất quý giá bởi họ đến với nhau không vì bất cứ ràng buộc nào về máu mủ mà chỉ đơn giản là thứ tình cảm cao quý đó được dành cho nhau từ cách họ quan tâm đến nhau, cộng tác với nhau trong công việc, …

Tình cảm gia đình có nhiều cách để thể hiện, đôi khi những sự quan tâm rất nhỏ lại làm nên những điều rất lớn như câu nói khuyết danh: Nhiều người đi tìm những sự lớn lao, vĩ đại ở những nơi rất xa mà không biết rằng thế giới được tạo ra từ những điều rất nhỏ.

Dẫn chứng: Sự quan tâm mà người con dành cho cha mẹ có thể làm cho cha mẹ ấm lòng, Trong những lần cha mẹ đi làm đồng vất vả giữa trời oi bức, không cần phải điều hòa mát lạnh mới làm tan mệt mỏi mà đơn giản chỉ là cốc nước chanh pha vội của người con cũng làm cho cha mẹ cảm thấy xua tan đi những mệt mỏi của công việc. Đó là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình.

Tại sao tình cảm gia đình có thể vượt qua rào cản của không gian địa lí?

Tình cảm gia đình có thể khiến con người luôn cảm thấy gần nên nhau cho dù đang ở khoảng cách rất xa nhau. Điều này có được vì người ta có thể gửi gắm những tình cảm yêu thương, gắn bó với nhau bằng tấm lòng của mình, luôn nghĩ đến nhau, đó chính là khi tình cảm gia đình được thể hiện một cách thầm kín ở mỗi cá nhân.

Khoảng cách địa lí càng xa đôi khi lại chính là nguyên nhân làm khắc sâu hơn nỗi nhớ, khắc sâu niềm mong ngóng của những người thân trong gia đình. Quy luật tình cảm đó thật khó giải thích nhưng lại là điều mà mỗi người trong chúng ta đều phải công nhận.

Nếu những người trong gia đình thực sự muốn dành tình cảm cho nhau thì không điều gì có thể là rào cả. Kể cả một nửa vòng trái đất như nhân vật trong phim với người anh em của mình thì đó cũng chỉ là một khoảng không gian rất ngắn so với thứ tình cảm cao đẹp này.

Dẫn chứng: Bức thư của người cha Đỗ Xuân Thảo gửi cho người con là cậu bé Đỗ Nhật Nam (được ghi lại trên mạng Internet) đã thể hiện tình cảm sâu sắc, đó là lòng tự hào, lòng nhớ mong da diết đến người con của mình cho dù khoảng cách địa lí rất xa. Tình cảm của cha dành cho con là một biểu tượng của tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng và cao quý.

Tại sao tình cảm gia đình có thể vượt qua rào cản về thời gian, tồn tại mãi mãi trong tâm trí mỗi con người?

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đẹp, có thể tồn tại vĩnh hằng bởi những gì thuộc thế giới tinh thần là những gì cao quý nhất, bền vững nhất.

Cuộc sống luôn tiềm ẩn những giá trị tốt đẹp, nó không thể nào bị mất đi trong thế giới con người nếu người ta có ý thức trân trọng và giữ gìn nó.

Tình cảm gia đình đem đến cho mỗi cá nhân những điều gì?

Tình cảm gia đình trước hết là những điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi để con người có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi mỗi con người có thể tìm thấy niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những cản trở trên con đường mà mỗi người gặp phải để vượt qua chúng một cách dễ dàng.

Tình cảm gia đình là tình cảm gắn kết diệu kì mà cuộc sống đem lại cho mỗi con người, là thứ con người tìm về sau một chặng đường dài mệt mỏi.

Trong xã hội hiện nay, vòng xoáy tranh đua ngày càng cuốn con người đi đến những mối quan hệ phong phú trong xã hội thì tình cảm gia đình lại càng trở nên quý giá đối với mỗi con người, là liều thuốc tinh thần vô giá mà không gì có thể thay thế được. Nó được đặt cạnh những thứ tình cảm khác nhưng luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của mỗi con người.

Nếu không có tình cảm gia đình, con người sẽ trở nên khô cằn, dường như đánh mất hẳn một phần quan trọng nhất của cuộc sống. (Học sinh có thể liên hệ đến những trường hợp trẻ em không được bồi đắp bởi tình cảm gia đình sẽ thiếu hụt đi nhiều điều quan trọng mà đáng ra những trẻ em đó có thể nhận được).

Để giữ vững tình cảm gia đình, mỗi con người cần ý thức được những điều gì?

Mỗi con người cần ý thức được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình đối với cuộc sống của mỗi con người để giữ gìn nó, giữ lửa cho nó luôn cháy mãi. Tình cảm gia đình là thứ cao quý, vô cùng bền vững nhưng nếu không biết trân trọng thì chính chúng ta sẽ đánh mất đi thứ tình cảm cao đẹp đó.

Để tình cảm gia đình bền vững, mỗi người cần ý thức thực hiện từ những điều nhỏ nhất. Những sự quan tâm nho nhỏ dành cho nhau sẽ làm cho tình cảm gia đình trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn, nhân văn hơn.

Tình cảm gia đình giữa những người ngoài huyết thống thể hiện vẻ đẹp như thế nào? Vai trò của nó đối với mỗi cá nhân trong xã hội.

Không phải chỉ những người có huyết thống mới nảy sinh tình cảm gia đình. Chúng ta có thể nhắc đến những người ngoài huyết thống nhưng vẫn có sự quan tâm, chia sẻ với nhau như những người thân trong gia đình. Dẫn chứng về một số trường hợp những đứa trẻ mồ côi không có nơi nương tựa, các em không được hạnh phúc như những đứa trẻ khác là được gọi mẹ, gọi cha. Các em xứng đáng có được những điểm tựa tinh thần từ những tấm lòng nhân ái trong xã hội, các bà mẹ phụ mẫu nhân từ cưu mang các em. Đó chính là tình cảm gia đình các em nhận được. Tuy rằng không phải là những người cùng huyết thống với các em. Trong xã hội hiện nay các em là những người đáng được quan tâm nhất.

Những “người anh em”, những “gia đình” đặc biệt, không phải mang quan hệ huyết thống được tạo ra từ chính sự quan tâm, sẻ chia, thậm chí là hi sinh cho nhau là điều vô cùng cần thiết trong sự phát triển của xã hội. Bởi chỉ khi con người biết nghĩ về người khác, nghĩ cho người khác bằng tấm lòng chân thành của mình thì các công việc mới có thể được thực hiện suôn sẻ.

Đặc biệt trong xã hội hiện đại, quan hệ xã hội được mở rộng nhiều, thang đo các giá trị xã hội bị đảo lộn hoặc bị thay thế bằng các thang đo giá trị khác thì tình cảm gắn kết giữa người với người trong xã hội là mắt xích vô cùng quan trọng để gắn kết con người, giúp xã hội phát triển mà vẫn tuân theo những quy luật muôn thuở của đời sống, giúp những tình cảm tốt đẹp không bao giờ phai nhạt.

Dẫn chứng: Học sinh chỉ ra những tấm lòng hảo tâm, những con người sẵn sàng hi sinh vì người khác trong xã hội. Họ coi những người đó không chỉ là cộng tác với mình trong công việc mà coi đó chính là gia đình thứ hai đặc biệt của họ …

Chẳng hạn tấm lòng của người giàu có nhất thế giới, tấm gương về ý thức vượt lên trên tất cả những thứ tầm thường để vươn lên giành lấy ước mơ, theo đuổi đam mê – Bill Gates. Ông dành 95% số tài sản của mình để từ thiện. Đó là cách mà ông dành thứ tình cảm “gia đình lớn” trong xã hội cho những người gặp bất hạnh.

Bài học nhận thức và hành động

Tình cảm gia đình là cao quý, vì vậy mỗi người cần ý thức được giá trị của nó và biết trân trọng thứ tình cảm đó.

Những kẻ không biết quý trọng tình cảm gia đình sẽ nhận những hậu quả thích đáng.

Xây dựng ý thức cho mỗi cá nhân về việc tạo dựng tình cảm “gia đìnnh” đối với những người xa lạ, không cùng huyết thống trong xã hội.

Bài học nhận thức, hành động của bản thân.

Kết bài:

Mỗi cá nhân đều có những khoảng lặng cho riêng mình. Có những người tìm khoảng lặng trong tình bạn, có những người thấy cuộc sống của họ ý nghĩa trong tình yêu và có những người cho rằng tình cảm gia đình là khoảng lặng ý nghĩa nhất trong cuộc sống của họ. Cuộc sống vẫn xoay vần, xã hội vẫn tiếp diễn từng nhịp đều đặn của nó nhưng tình cảm gia đình vẫn là những điểm tựa vô cùng giá trụ đối với mỗi con người, là nơi mà con người vẫn hướng về sau một hành trình dài mệt ỏi của cuộc sống lợi danh.

TRINH MINH ANH
10 tháng 10 2017 lúc 8:29

Gia đình là điểm tựa tinh thần vững chắc trong cuộc đời mỗi con người. Khi ta vấp ngã, sa vào con đường tội lỗi, người thân sẽ không ngần ngại động viên, an ủi và có thể giải thoát cho tương lai ta. Dù mai đây, trên đường đời còn nhiều chông gai, trắc trở, họ sẽ là người bạn đồng hành cùng với ta trong suốt chặng đường của cuộc đời. Mọi người thấy hành động của bạn làm là sai trái, là một điều ngu ngốc, gàn dở, thậm chí dùng những lời chỉ trích, phê bình bạn nhưng người thân của bạn thì sao ? Họ sẽ không làm như vạy mà sẽ nói với bạn rằng : " Nếu đó là con đường mà anh ( chị ) chọn thì hãy mỉm cười mà bước tiếp. Đừng nghe người khác nói gì bởi vì chính bản thân mới quyết định tương lai ." Bởi vì họ ( người thân ) là những người hiểu, biết tôn trọng và luôn lắng nghe bạn. Không chỉ thế, gia đình là nơi đã nuôi dưỡng, che chở và yêu thương ta. Chính gia đình đã gieo rắc cho ta những ước mơ hoài bão, nghị lực để bước trên đường đời và hình thành nhân cách con người. Và không có gì có thể thay đổi được tình cảm thiêng liêng , vai trò to lớn của gia đình. Chính vì nó có ý nghĩa trong cuộc sống nên mỗi chúng ta phải biết trân trọng và giữ gìn tổ ấm của gia đình.

~Bạn tham khảo~


Các câu hỏi tương tự
Xuân Phúc Trương
Xem chi tiết
Minh Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Huy
Xem chi tiết
Rubyy _
Xem chi tiết
Trần Đình Lê Chiến
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Anh
Xem chi tiết
19.Quách Huy Long 8A4
Xem chi tiết
Nguyễn Dương Ngọc Diễm
Xem chi tiết