Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hiểu Nghiên Hy

Viết 1 bài văn nghị luận vì sao cần phải bảo vệ môi trường

Các bn giúp mk nhá. Mong k chép mạng. Tks all

bê trần
8 tháng 1 2017 lúc 16:14

tham khảo bài mk nha !

Trong những năm gần đây, nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, do đó mà nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, môi trường sống của chúng ta ngày càng có dấu hiệu bị suy thoái, không chỉ bởi lượng nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác bừa bãi, quá mức mà còn bởi ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống thì chúng ta, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần nâng cao ý thức tuyên truyền, bảo vệ môi trường.

Môi trường chính là không gian mà con người sinh sống, phát triển vì vậy mà môi trường có thể coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của con người. Nói cách khác, không có môi trường thì không có con người, con người muốn duy trì sự sống và tồn tại phải phụ thuộc rất nhiều vào môi trường. Môi trường ở đây ta có thể hiểu là những yếu tố trong tự nhiên như: nước, không khí, đất, hệ sinh thái, cây cối….đó là những nhân tốc rất cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không thể sống mà không có nước, không thể sống mà không có không khí, vì như thế hệ hô hấp của chúng ta không thể hoạt động, đồng nghĩa với nó là con người sẽ mất đi sự sống. Các nhân tố khác cũng vậy, nó đều có vai trò quan trọng đối với sự sống ấy.

Thấy được môi trường sống có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào ta mới thấm thía được hậu quả khôn lường nếu như môi trường sống ấy bị ô nhiễm, bị suy thoái. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế ngày càng mạnh mẽ, con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trường. Con người sử dụng những tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, không đúng quy cách, không chỉ làm cho những nguồn tài nguyên này trở nên cạn kệt một cách nhanh chóng mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm, khủng hoảng nghiêm trọng bởi cách khai thác ấy.

Chẳng hạn, con người khai thác dầu khí trên biển, vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận,lại khai thác quá mức, không có những kĩ năng cần thiết thì lượng dầu có thể tràn ra mặt biển, làm ô nhiễm môi trường nước xung quanh đó. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế cùng với ý thức chưa tốt của con người đã làm cho môi trường suy thoái nghiêm trọng, không chỉ riêng tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt mà các yếu tố khác của môi trường đều bị suy thoái, như môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, rừng….. Trong đó, nguồn nước sạch của chúng ta cũng đang bị ô nhiễm do lượng nước thải trong công nghiệp chưa được sử lí đã xả trực tiếp ra ngoài môi trường, rác thải sinh hoạt cũng là một nhân tố làm cho nguồn nước thêm ô nhiễm.

Phạm Thị Trâm Anh
8 tháng 1 2017 lúc 20:50

Bạn tham khảo nhé

Những năm gần đây, môi trừơng sống của chúng ta bị ô nhiễm nghiêm trọng trên khắp thế giới. nó gây bao tổn hại cho con người và thiên nhiên và gây ra bao hiện tựong nguy hiểm khác. Vấn đề đó thật nan giải và bây giờ việc bảo vệ môi trừơng và thiên nhiên đang được cả nhân loại chú ý, quan tâm. Nó đang trở thành một mối hiểm họa nguy hiểm cho toàn cầu nếu như chúng ta không kịp thời ngăn chặn các cuộc tàn phá, hủy hoại môi trường và thiên nhiênNhư chúng ta đều biết, môi trường nói chung và thiên nhiên nói riêng luôn đem đến cho con người sự giàu đẹp, phồn vinh và phát triển về nhiều mặt. Vì thế mới có câu:“Rừng vàng, biển bạc”Quả thực thiên nhiên rất phong phú, môi trường rất đa dạng nhưng xem ra việc bảo vệ chúng chưa được chú trọng cho lắm.Trong quá trình phát triển của thời kì hiện đại, đời sống ngày càng sung túc, con người ngày càng no ấm, đầy đủ vì thế mà con người trở nên xa lánh môi trường và thiên nhiên, coi nó quá bình thừơng cho cuộc sống hằng ngày. Hậu quả là sự ý thức dần lơ đi, mọi người dần bỏ đi quá khứ để sống theo cuộc đời danh vọng Hằng năm, theo số liệu thống kê của nhà nước mà rộng hơn là toàn thế giới đã ghi nhận rằng nạn phá rừng đang không ngừng diễn ra với con số mỗi ngày một gia tăng. Sự du canh, du cư, nạn phá rừng lấy gỗ hay đốt rừng làm nương rẫy đã trở thành những thông tin quá quen thuộc trên đài cũng như báo chí. Hướng giải quyết cứ hằng ngày đựơc đưa ra, những cuộc họp để bảo vệ rừng cứ gia tăng, sự tuyên truyền của quần chúng nhân dân được nhiều người quan tâm nhưng xem ra chưa ý kiến nào được thỏa đáng. Hãy nhớ rằng rừng cũng là một phần thiết yếu và rất quan trọng đối với môi trường, thiên nhiên và con ngừơi. Rừng cho chúng ta bao nhiêu là thứ từ bầu không khí đến bóng mát mà còn đem đến biết bao lợi nhuận cho chúng ta,…Vậy tại sao chúng ta lại quá thờ ơ với việc bảo vệ nó? Hiện nay đất trống, đồi trọc không ngừng xuất hiện; thực vật, động vật ngày càng hiếm hoi. Sự mù quáng theo danh vọng của chúng ta đã khiến những người vô tội phải lãnh những hậu quả vô cùng nghiêm trọng của sự sạt lở, xói mòn đất mà nặng nề hơn là lũ. Lũ đem đến bao hệ lụy, đau thương và cả mất mát. Lũ cuốn trôi đi hoa màu, vườn tược, cuốn trôi những ngôi nhà và giết chết cả tính mạng con người. Vì thế mà ngày nay trừong học nào cũng tuyên truyền về việc bảo vệ rừng để tạo ra một ý thức bền vững cho mỗi học sinh. Và câu:“Vì lợi ích mười năm trồng cây,Vì lợi ích trăm năm trồng người”Đã chứng minh cho điều đó.Qua đây mà chúng ta hiểu hơn cây cũng như ngừơi, cây thật đáng quý,thật bao dung, thật độ lượng, rộng rãi vậy thì hãy vì lợi ích chung mà cứu sống cây, rừng, động, thực vật quý hiếm. Hiện nay một vấn đề cũng được rất nhiều ngừơi quan tâm đó là môi trường nước_môi trường của hệ sinh thái phong phú chẳng kém gì rừng. Môi trừong ấy thật đẹp và trong sáng biết bao, cũng như rừng chúng mang đến những nguồn

nước, nguồn phù sa, nguồn thực phẩm vô cùng quý giá cho con ngừoi. Nhưng con ngừoi lại đang quá thờ ơ hay lạm dụng vào chính nó?Trong nhu cầu phát triển và tiến bộ nhanh chóng của xã hội, ngày nay mọi nhu cầu trong cuộc sống đều bức thiết vì thế mà xu hứơng sử dụng của con ngừoi cũng dần thay đổi. Chú trọng nhất là việc đánh bắt cá, con người chẳng còn quan tâm gì đến m ôi trừong mà trong mắt họ lúc này chỉ có “lợi nhuận”. Hai chữ “lợi nhuận” sau mà quá quen, chác có lẽ vì thế mà họ đã dùng những phương tiện nguy hiểm để đánh bắt cá như thuốc nổ. điện, lưới,… làm cho nguồn thủy hải sản bị tổn hại mà nghiêm trọng hơn nữa chính là môi trường nước. Nó đang bị đe dọa và đang trở lành một mối lo ngại cho con ngườiNhững dòng sông, dòng kênh mà lớn hơn là biển đều phải chịu rất nhiều hâu quả do con người gây ra: nạn xả rác, xả chất thải, rò rĩ ống dẫn dầu,… những chuyện như thế xem ra rất nhỏ nhặt nhưng khi đã là sự thật thì tổn hại sẽ vô cùng lớn mà không thể lường trước được. Và điều đó đã xảy ra, chác ở đây ai cũng còn nhớ, vụ việc Vedan lại xả chất thải vào sông thị Vải đã rất lâu mà chẳng có một chính quyền địa phương hay một ngừơi bảo vệ môi trường nào biết. Chính vì thế mà một công ti có uy tín như Vedan dã xả không biết bao nhiêu là chất dơ vào con sông vô tội kia.Rồi sự thiếu ý thức của không chỉ riêng ai mà là tất cả mọi người, không ai trong chúng ta là không xả rác và hãy nhìn xem tại sao cũng là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á mà Singapore lại là nước sạch nhất thế giới?Tất nhiên không chỉ riêng nước chúng ta mà cũng có rất nhiều nứoc khác cũng có sự thiếu ý thức. Và chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng nhà nứoc và chính quyền địa phưong đều ít quan tâm đến môi trường và cuộc sống của người dân. Sự thiếu ý thức đã được trả giá bằng….Hiện tại trên thế giới có rất nhiều nước vẫn thiếu nguồn lưong thực, thực phẩm trầm trọng trong khi đó lại có các nước lại quá lãng phí với những điều mình đang có. Rồi cả những thiên tai do con ngừoi gây ra. Thật đáng thưong, đau khổ.Thật sự là môi trừong đang trả thù con ngừoi hay, là do con người đang làm hại môi trường để rồi “gậy ông đập lưng ông”?Nhưng hãy nhìn xem:“Nhất nứơc, nhì phân, tam cần, tứ giống”Chỉ qua đó thôi mà chúng ta hiểu đựoc rằng ngay cả trong cuộc sống hằng ngày, con người cũng rất cần nước. Nước cho người nông dân cấy cày và quan trọng hơn là cho ta sự sống. Theo thống kê, 70% diện tích của Trái Đất được che phủ, nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước. Qua điều đó cũng đủ chứng tỏ rằng, nứơc biển thì nhiều nhưng nước sạch lại rất ít, vậy mà….Trong một cơ thể người trung bình, nước chiếm đến 60% trọng lượng. Mọi cơ quan trong cơ thể đều cần nước. Mà ai cũng biết rằng mỗi ngày ai cũng phải mất nước qua mồ hôi, cử động ruột,…nhưng lại có đến trên năm tỉ người đang sống và tồn tại, vậy thì chúng ta phải làm gì ngay bây giờ để cứu môi trường nước và cũng để cứu sống chính mình? Đầu tiên hãy tuyên truyền bảo vệ môi trường nứoc, hãy làm cho mọi người đề cao sự ý thức,… từ đó chúng ta tuy không giúp nhiều cũng ít nhưng cũng đã góp công không nhỏ vào việc bảo vệ nó.

Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên đã đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Nhưng ai cũng phải nhìn nhận rằng chúng đã gây ra những xáo trộn thật ghê gớm từ việc thải ra các khí, chất độc hại làm ô nhiễm môi trừong không khí, mang đến bao hệ lụy cho người dân sống xung quanh và trên toàn cầu. Nó mang đến bao tác hại ghê gớm làm ô nhiễm môi trường không khí và làm đảo lộn trật tự sống của chúng ta.Không khí_vai trò quan trọng nhất đối với sự sống của mọi sinh vật trên Trái Đất, là lớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên Trái Đất khỏi bị các tia bức xạ nguy hiểm và các thiên thạch vũ trụ. Không khí với các thành phần như khí ôxi, khí CO2,… cần cho hô hấp của động vật cũng như quá trình quang hợp của thực vật và là nguồn gốc của sự sống vậy mà chính chúng ta lại đang tạo ra quá nhiều chất khí độc hại vào môi trường sống gây ra bao tác hại nguy hiểm. Trái Đất nóng dần lên cũng là vì các nhà máy do chúng ta lập nên đả xả không biết bao nhiêu là chất vào không khí gây ra hiện tượng thủng tầng ôzôn. Mà ai cũng biết rằng tầng ozôn rất quan trọng nó giúp chúng ta ngăn cản các tia bức xạ, vậy mà chính chúng ta lại đang tàn phá hủy hoại nóMột ví dụ điển hình đó chính là công ti ********* ở ngay đối diện nhà tôi và nhiều cư dân khác. Công ti đó đã gây không biết bao nhiêu phiền hà cho người dân sống ở đây. Mọi ngừơi đều hết sức bất xúc với những việc làm quá thờ ơ của công ti.Hằng ngày không biết bao nhiêu là chất thải mà công ti đã thải xuống những con kênh gần nó. Và cũng hằng năm, không biết bao nhiêu là khí thải mà công ti đã thải ra môi trường trong lành sạch đẹp này khiến cho môi trừơng không khí ở đây bị ô nhiễm nghiệm trọng. Rất nhiều người dân đã đi kiện chính quyền địa phưong. Nhưng thật ra chính quyền cứ ậm ừ cho qua chứ không hề có hướng giải quyết thích đáng. Và đó là tiêu biểu cho chúng ta thấy rằng chính quyền địa phương không hề quan tâm đến cuộc sống của người dân. Vậy thì phải làm gì để ngăn chặn các điều đó xảy ra? Hãy tuyên truyền, vận động các công ti, các xí nghiệp lớn thanh lọc các khí thải, chất thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài và chúng ta cũng cần phải biết bảo vệ môi trường không khíTuy đó là những hướng giải quyết đã đựoc đưa ra nhưng nói thì dễ làm mới khó. Dù sao thì cũng như Bác Hồ đã nói:“Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên”Chỉ cần có niềm tin , hi vọng và ý chí thì việc gì cũng sẽ thành công. Và hãy bảo vệ ba môi trừơng rừng tượng trưng cho đất, môi trừong nước với hệ sinh thái phong phú và còn môi trừong không khí ,môi trường của sự sống

Ngọc Thái
17 tháng 1 2017 lúc 21:42

Từ có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kì diệu của muôn ngàn cây lá khác nhau. Vì vậy, nhân dân ta đã có câu : "Rừng vàng biển bạc'' để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trong bài luận văn nhỏ này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng sẽ dẫn đến điều gì? Một số người không biết rằng: tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình, vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình.
Từ xưa đến nay, rừng, lá phổi xanh của con người có vai trò quan trọng để duy trì sự sống của con người, để con người hít thở sử dụng nhưng hiện nay, nạn phá rừng đang là nỗi lo cho các nhà sinh thái.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thận chí, phút cuối của cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của cây rừng...
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật, côn trùng khác, là nơi tạo ra vô số các loại quý hiếm. Rừng phục vụ cho di lịch, là nơi nghỉ mát, nơi vắn trại, lý tưởng cho mọi người. Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các quá trình quang hợp của cây xanh liên tực diễn ra, cây hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo ra khí Oxi, một thứ khi rất càn thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là một " nhà máy lọc bụi tối tân nhất" mà chưa có một nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa mạc hoá, rừng ngăn cát lấn đất, rừng giữ đất, giữ nước...Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái, ta mới cảm nhận được hậu quả tai hại của việc tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi đứng trên một mảnh đất mà xưa kia đã từng là rừng, hiện giờ đang bị ánh lửa mặt trời thiêu đốt. Có sung sướng gì đâu khi phải bước chân trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc đắng cả miệng, khắp nơi chỉ có gió và cát bay mù mịt. Lúc ấy, sao mà thềm... một mảng xanh mát, một bóng râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường khi thấy một ngọn núi toàn là đá ( vì không có cây nên không giữ được đất ). Nguy hiểm hơn cả là vẫn đề khí thở. Hàng ngày trên thế giới có biết bao nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết bao con người đang chia nhau từng hớp không kí ô nhiễm dưới cái náng chang chang, xung quanh chẳng có một tí bóng râm bào, chỉ toàn là khối bê tông xám xịt, cao ngất, che lấp cả bầu trời. Nếu vắng bóng rừng một khoảng thời gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cúng lại và cả nhân loại sẽ chết dần chết mòn. Lúc ấy, dầu nhà cao cửa rộng, dầu bạc vàng chất đống, con người chỉ mong một cánh rừng xanh tốt mà nước mắt ràn rụa tiếc nuối, xót xa khi nghĩ đến canh rừng bạt ngàn xưa kia. Còn nữa, rừng vốn là để chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi mọi tai hoạ trước kia ít gây thiệt hại nay bỗng chốc trở thành đại hoạ. Lũ lụt, sa mạc hoá, hạn hán, bão lũt sảy ra khắp nơi. Ở nước ta, lũ lụt và bão hoành hành ở khắp nơi, nguyên do cũng tại phá rừng.
Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, tràn xuống thành thị, gây biết bao tai hoạ. Nếu thiếu rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để phục vụ cho các ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghỉ ngơi...
Trước hiểm hoạ đó, con người phải làm gì? S.O.S báo động toàn thế giới : Đã đến lúc ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hội nghị quốc tế thưởng đỉnh năm qua họp cũng chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất : bảo vệ môi trường. Uỷ ban bảo vệ môi trường thế giới đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác để bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Đó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì. Quá rõ : giảm tối thiểu việc khai thác rừng, ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, bảo vệ tốt hơn trong việc bảo vệ rừng...
Không quá trễ đẻ ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, Nhưng cũng không sớm để báo động về việc các cánh rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ rừng, không thể để nước đến chân rồi mới chạy, lúc đó là quá muộn, con ngừoi đã tự giết minh.


Các câu hỏi tương tự
soonek TT
Xem chi tiết
soonek TT
Xem chi tiết
soonek TT
Xem chi tiết
soonek TT
Xem chi tiết
soonek TT
Xem chi tiết
soonek TT
Xem chi tiết
soonek TT
Xem chi tiết
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết