Khi nói về ti thể, điều nào dưới đây là không đúng?
A. Đa số các protein của ti thể là được tổng hợp trong ti thể.
B. Ti thể chứa vật liệu di truyền của chính nó.
C. Kích thước và dung lượng mã của ADN ti thể ở các loài khác nhau thì khác nhau.
D. Ribôxôm ti thể khác với ribôxôm của tế bào chất.
TA LẠI NGỦ NGON VỚI MỘT CÂU HỎI MANG NẶNG TÍNH LOGIC NÀO
Ở RUỒI DẤM CÓ BỘ NHIỄM SẮC THỂ 2N=8,XÉT 3 CẶP NHIỄM SẮC THỂ THƯỜNG.TRÊN MỖI CẶP NHIỄM SẮC THỂ XÉT MỘT GEN CÓ 2 ALEN KHÁC NHAU.TRONG QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN Ở MỘT CÁ THỂ RUỒI GIẤM ĐỰC MỘT SỐ TẾ BÀO CÓ MỘT CẶP NHIỄM SẮC THỂ K PHÂN LI TRONG GIẢM PHÂN I,GIẢM PHÂN II DIỄN RA BÌNH THƯỜNG.THEO LÍ THUYẾT,SỐ LOẠI GIAO TỬ VỀ CÁC GEN CÓ THỂ ĐƯỢC TẠO RA TỪ QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN CỦA CƠ THỂ LÀ BAO NHIÊU?
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại theo mục đích, nhu cầu của con người.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, làm biến đổi tần số kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.
Câu 2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?
(1) Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
(2) Khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi.
(3) Giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen.
(4) Đột biến gen thường có hại nhưng nó tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại. Trả lời đúng nhất là
A. (3) và (4).
B. (2) và (4).
C. (1) và (3).
D. (2) và (3).
Câu 3: Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu là ứng dụng của:
A. quan hệ đối kháng.
B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
C. khống chế sinh học.
D. quan hệ cạnh tranh.
Câu 4: Ví dụ nào dưới đây minh chứng sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì?
A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét nhiệt xuống dưới 8oC.
B. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.
C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè sâu hại xuất hiện nhiều.
D. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
Câu 5: Tập hợp nào dưới đây là một quần thể?
A. Đàn cá trong hồ.
B. Các cây phong lan trong rừng.
C. Đàn bò của nông trường Mộc Châu.
D. Các cây cỏ trên cánh đồng.
Câu 6: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định được gọi là
A. quần xã sinh vật.
B. quần thể sinh vật.
C. hệ sinh thái.
D. loài sinh học.
Câu 7: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC-30oC. Khoảng nhiệt độ này gọi là
A. khoảng chống chịu.
B. khoảng giới hạn trên.
C. khoảng thuận lợi.
D. khoảng giới hạn dưới.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Khi sự cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
B. Khi sự cách li địa lí và cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
C. Khi sự cách li địa lí giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
D. Khi sự cách li sinh sản giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
Câu 9: Loài lúa mì Triticum aestivum được hình thành bằng con đường
A. sinh thái.
B. địa lí.
C. lai xa.
D. lai xa và đa bội hóa.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về cách li địa lí?
A. Cách li địa lí là nhân tố làm thay đổi tần số alen, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
C. Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không giao phối được với nhau.
D. Cách li địa lí là tác nhân gây ra những biến đổi kiểu gen làm biến đổi kiểu hình cá thể.
Câu 11: Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa
(1) Chim sáo và trâu rừng
(2) Vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu
(3) Chim mỏ đỏ và linh dương
(4) Cá ép với cá mập.
Trả lời đúng là
A. (1) và (3).
B. (1) và (4).
C. (2) và (3).
D. (2) và (4).
Câu 12: Con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình nhờ
A. tiến hóa nhỏ.
B. tiến hóa văn hóa.
C. tiến hóa sinh học.
D. tiến hóa lớn.
Câu 13: Các nhân tố tiến hóa nào vừa làm thay đổi tần số tương đối các alen của gen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?
(1) Chọn lọc tự nhiên
(2) Giao phối không ngẫu nhiên
(3) Di - nhập gen
(4) Đột biến
(5) Các yêu tố ngẫu nhiên.
Trả lời đúng là
A. (1), (2), (4), (5).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4), (5).
D. Tất cả các nhân tố trên.
Câu 14: Đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể là
A. mật độ cá thể.
B. kích thước quần thể.
C. thành phần nhóm tuổi.
D. tỉ lệ giới tính.
Câu 15: Nơi sinh sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh là
A. môi trường không khí.
B. môi trường đất.
C. môi trường sinh vật.
D. Môi trường nước.
Câu 16: Hai loài cùng có lợi khi sống chung và không nhất thiết phải có nhau là đặc điểm của mối quan hệ
A. hội sinh.
B. cộng sinh.
C. cạnh tranh.
D. hợp tác.
Câu 17: Ý nghĩa sinh thái của phân bố đồng đều là
A. sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
B. tạo điều kiện các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường và tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. tạo điều kiện các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 18: Ví dụ nào dưới đây không phải là mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong ruột mối và mối.
B. Các cây thông nhựa liền rễ nhau.
C. Mối quan hệ giữa các cá thể trong nhóm cây bạch đàn.
D. Mối quan hệ giữa các cá thể trong đàn chó sói.
Câu 19: Các kiểu phân bố cá thể trong quần thể là
(1) Phân bố theo nhóm
(2) Phân bố ngẫu nhiên
(3) Phân bố đồng đều.
Trả lời đúng là
A. (1) và (3).
B. (2) và (3).
C. (1) và (2).
D. các kiểu phân bố trên.
Câu 20: Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể gọi là:
A. tuổi quần thể.
B. tuổi thọ của quần thể.
C. tuổi sinh lí của quần thể.
D. tuổi sinh thái của quần thể.
Câu 21: Tỷ lệ % ADN giống nhau của các loài so với ADN người là Tinh tinh: 97,6; Khỉ Rhesut: 91,1; Khỉ Vervet: 90,5%; Vượn Gibbon: 94,7. Căn cứ vào tỷ lệ này, xác định mối quan hệ họ hàng từ gần đến xa giữa người với các loài trên là:
A. Người - Vượn Gibbon - Tinh tinh - Khỉ Rhesut - Khỉ Vervet.
B. Người - Tinh tinh - Khỉ Rhesut - Vượn Gibbon - Khỉ Vervet.
C. Người - Tinh tinh - Vượn Gibbon - Khỉ Rhesut - Khỉ Vervet.
D. Người - Tinh tinh - Vượn Gibbon - Khỉ Vervet - Khỉ Rhesut.
Câu 22: Các nguyên tố cơ bản cấu tạo nên vật chất sống là:
A. C, H, O và N.
B. C, H và O.
C. C, H, O và P.
D. C, O và N.
Câu 23: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này không thể thụ phấn cho hoa của loài cây khác là ví dụ minh chứng của hình thức cách li sinh sản nào?
A. Cách li tập tính.
B. Cách li cơ học.
C. Cách li nơi ở.
D. Cách li thời gian.
Câu 24: Chuyển đời sống dưới nước lên cạn là bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của sinh giới xảy ra ở đại nào?
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Nguyên sinh.
C. Đại Tân sinh.
D. Đại Trung sinh.
Câu 25: Trong điều kiện môi trường tối ưu, quần thể tăng trưởng theo đường cong tăng trưởng dạng
A. chữ L.
B. chữ J.
C. chữ S.
D. chữ Z.
Câu 26: Nhân tố chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường là
A. di-nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.
B. đột biến.
C. giao phối không ngẫu nhiên.
D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 27: Với loài kiến nâu, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra toàn là cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực là ví dụ chứng tỏ nhân tố nào đã ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính?
A. Dinh dưỡng.
B. Nhiệt độ.
C. Sinh thái sinh sản.
D. Tập tính sinh sản.
Câu 28: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo (người cổ) là loài
A. H.neanderthalensis.
B. H.habilis.
C. H.sapiens.
D. H.erectus.
Câu 29: Quần thể bị suy thoái khi
A. mức sinh sản + xuất cư = mức tử vong + nhập cư.
B. mức sinh sản + nhập cư < mức tử vong + xuất cư.
C. mức sinh sản + nhập cư = mức tử vong + xuất cư.
D. mức sinh sản + nhập cư > mức tử vong + xuất cư.
Câu 30: Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia thành các giai đoạn theo trình tự sau
A. Tiến hóa tiền sinh học ⇒ tiến hóa hóa học ⇒ tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa hóa học ⇒ tiến hóa tiền sinh học ⇒ tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa sinh học ⇒ tiến hóa hóa học ⇒ tiến hóa tiền sinh học.
D. Tiến hóa tiền sinh học ⇒ tiến hóa sinh học ⇒ tiến hóa hóa học.
giúp mk vói ak
Ở một loài màu sắc củ bị chi phối bởi sự tác động qua lại của hai gen không alen nằm trên 2 nhiễm sắc thể không tương đồng .nếu trong kiểu gen có mặt gen B quy định của màu đỏ các kiểu gen còn lại quy định của màu trắng. còn dang cu tròn do gen D quy định ,gen d quy định củ dài. các gen B và Dcùng nằm trên một nhiễm sắc thể và sự hoán vị giữa dvà D với tần số bằng 20% .
cho hai thứ thuần chủng quả đỏ trắng tròn dài lai với nhau được f1 dị hợp về cả hai cặp gen
)a Cho F1 lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào về kiểu gen và kiểu Hình
b) chọn cặpm lai như thế nào về kiểu gen và kiểu hình từ kết quả của phép lai phân tích để thu được tỉ lệ 1 củ trắng tròn : 2 đỏ tròn : 1trắng dài
Ở cà chua tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng màu vàng
a. Hãy xác định kết quả ở con lai F1 khi cho cà chua quả đỏ thuần chủng giao phấn với cà chua vàng
b. Cho cà chua quả đỏ F1 trong phép lai trên tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
c. Trong số cà chua quả đỏ F2,làm thế nào để xác định được cây quả đỏ thuần chủng
Giúp em với mọi người ?!
Quy định chung cho câu 1 và câu 2: Ruồi giấm : + A: xám > a: đen ; B: dài > b: cụt thuộc nst thường ; D: đỏ > d: trắng thuộc nst X
1. Cho lai (cái) xám dài đỏ với (đực) đen cụt trắng thu được F1 100% xám dài đỏ. Cho F1 tự lai với nhau, F2 thu (đực) xám cụt đỏ 1.25%. Tìm nhận định đúng
a. 2 gen A và B cùng nắm trên nst thường cách nhau 40cM
b. F2 có 40 kiêu gen, 12 kiểu hình
c. trong số ruồi xám dài đỏ, ruồi cái chiếm 2/3
d. Cho cái F1 lai phân tích thu được đời con có (đực) xám cụt đỏ chiếm 12.5%
2 Cho lai (P): \(\frac{AB}{ab}X^DX^d\) x \(\frac{AB}{ab}X^DY\) . Thu được F1: đen cụt đỏ 15%. Tìm nhận định đúng
a. quá trình giảm phân có hoán vị F=20
b. F1 có 40 kiểu gen, 12 kiểu hình
c. F1 có 10 loại kiểu gen quy định kiểu hình cái xám dài đỏ
d. F1 có 1 kiểu gen duy nhất quy định đực xám cụt trắng
e. F1 có số cái xám dài đỏ thuần chủng luôn bằng 1/2 cái dị hợp hai cặp gen
3. Xét 2 gen cùng nằm trên một cặp nst thường và một gen khác nằm trên nst X. Mỗi gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Cho lai 2 cơ thể mang 3 tính trạng trội với nhau thu được F1 có 12 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm 4%. Biết rằng nếu có hoán vị thì hoán vị ở cả 2 giới.Tìm nhận định đúng
a. F1 có 40 loại kiểu hình khác nhau, trong đó có 12 kiểu gen quy định kiểu hình mang 3 tính trạng trội
b. Số cá thể có kiểu hình mang 2 tính trạng trội ở F1 chiếm 40%
c. ở F2, số cá thể cái có kiểu gen thuần chủng bằng số cá thể cái có kiểu gen dị hợp 3 cặp
d. trong số cá thể mang 3 tính trạng trội, số cá thể có 5 alen trội chiếm 20%
___Một gen có khối lượng 540000đvC và có A.X=4% tổng số nu của gen. Mạch đơn thứ 2 của gen có 270A và 90X. Tính số lượng từng loại nu của gen
___Một gen có 1800 lk hidro. Chiều dài từ 255nm tới 510nm và tổng 2 loại nu bằng 40% số nu của gen. Trên mạch đơn thứ nhất có A=2T và G=2X.Tính số lượng từng loại nu của gen và trên mỗi mạch đơn. Số phân tử đường đeoxiribozo có trong gen
sự phân hủy kị khí và hiếu khí, 2 quá trình khác và giống nhau như thế nào ạ
Sinh sản vô tính ,hữu tính, cơ thể phân tính và lưỡng tính