Thời gian: 45 phút
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại theo mục đích, nhu cầu của con người.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, làm biến đổi tần số kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.
Câu 2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?
(1) Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
(2) Khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi.
(3) Giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen.
(4) Đột biến gen thường có hại nhưng nó tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại. Trả lời đúng nhất là
A. (3) và (4).
B. (2) và (4).
C. (1) và (3).
D. (2) và (3).
Câu 3: Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu là ứng dụng của:
A. quan hệ đối kháng.
B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
C. khống chế sinh học.
D. quan hệ cạnh tranh.
Câu 4: Ví dụ nào dưới đây minh chứng sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì?
A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét nhiệt xuống dưới 8oC.
B. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.
C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè sâu hại xuất hiện nhiều.
D. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
Câu 5: Tập hợp nào dưới đây là một quần thể?
A. Đàn cá trong hồ.
B. Các cây phong lan trong rừng.
C. Đàn bò của nông trường Mộc Châu.
D. Các cây cỏ trên cánh đồng.
Câu 6: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định được gọi là
A. quần xã sinh vật.
B. quần thể sinh vật.
C. hệ sinh thái.
D. loài sinh học.
Câu 7: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC-30oC. Khoảng nhiệt độ này gọi là
A. khoảng chống chịu.
B. khoảng giới hạn trên.
C. khoảng thuận lợi.
D. khoảng giới hạn dưới.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Khi sự cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
B. Khi sự cách li địa lí và cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
C. Khi sự cách li địa lí giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
D. Khi sự cách li sinh sản giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
Câu 9: Loài lúa mì Triticum aestivum được hình thành bằng con đường
A. sinh thái.
B. địa lí.
C. lai xa.
D. lai xa và đa bội hóa.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về cách li địa lí?
A. Cách li địa lí là nhân tố làm thay đổi tần số alen, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
C. Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không giao phối được với nhau.
D. Cách li địa lí là tác nhân gây ra những biến đổi kiểu gen làm biến đổi kiểu hình cá thể.
Câu 11: Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa
(1) Chim sáo và trâu rừng
(2) Vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu
(3) Chim mỏ đỏ và linh dương
(4) Cá ép với cá mập.
Trả lời đúng là
A. (1) và (3).
B. (1) và (4).
C. (2) và (3).
D. (2) và (4).
Câu 12: Con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình nhờ
A. tiến hóa nhỏ.
B. tiến hóa văn hóa.
C. tiến hóa sinh học.
D. tiến hóa lớn.
Câu 13: Các nhân tố tiến hóa nào vừa làm thay đổi tần số tương đối các alen của gen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?
(1) Chọn lọc tự nhiên
(2) Giao phối không ngẫu nhiên
(3) Di - nhập gen
(4) Đột biến
(5) Các yêu tố ngẫu nhiên.
Trả lời đúng là
A. (1), (2), (4), (5).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4), (5).
D. Tất cả các nhân tố trên.
Câu 14: Đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể là
A. mật độ cá thể.
B. kích thước quần thể.
C. thành phần nhóm tuổi.
D. tỉ lệ giới tính.
Câu 15: Nơi sinh sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh là
A. môi trường không khí.
B. môi trường đất.
C. môi trường sinh vật.
D. Môi trường nước.
Câu 16: Hai loài cùng có lợi khi sống chung và không nhất thiết phải có nhau là đặc điểm của mối quan hệ
A. hội sinh.
B. cộng sinh.
C. cạnh tranh.
D. hợp tác.
Câu 17: Ý nghĩa sinh thái của phân bố đồng đều là
A. sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
B. tạo điều kiện các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường và tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. tạo điều kiện các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 18: Ví dụ nào dưới đây không phải là mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong ruột mối và mối.
B. Các cây thông nhựa liền rễ nhau.
C. Mối quan hệ giữa các cá thể trong nhóm cây bạch đàn.
D. Mối quan hệ giữa các cá thể trong đàn chó sói.
Câu 19: Các kiểu phân bố cá thể trong quần thể là
(1) Phân bố theo nhóm
(2) Phân bố ngẫu nhiên
(3) Phân bố đồng đều.
Trả lời đúng là
A. (1) và (3).
B. (2) và (3).
C. (1) và (2).
D. các kiểu phân bố trên.
Câu 20: Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể gọi là:
A. tuổi quần thể.
B. tuổi thọ của quần thể.
C. tuổi sinh lí của quần thể.
D. tuổi sinh thái của quần thể.
Câu 21: Tỷ lệ % ADN giống nhau của các loài so với ADN người là Tinh tinh: 97,6; Khỉ Rhesut: 91,1; Khỉ Vervet: 90,5%; Vượn Gibbon: 94,7. Căn cứ vào tỷ lệ này, xác định mối quan hệ họ hàng từ gần đến xa giữa người với các loài trên là:
A. Người - Vượn Gibbon - Tinh tinh - Khỉ Rhesut - Khỉ Vervet.
B. Người - Tinh tinh - Khỉ Rhesut - Vượn Gibbon - Khỉ Vervet.
C. Người - Tinh tinh - Vượn Gibbon - Khỉ Rhesut - Khỉ Vervet.
D. Người - Tinh tinh - Vượn Gibbon - Khỉ Vervet - Khỉ Rhesut.
Câu 22: Các nguyên tố cơ bản cấu tạo nên vật chất sống là:
A. C, H, O và N.
B. C, H và O.
C. C, H, O và P.
D. C, O và N.
Câu 23: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này không thể thụ phấn cho hoa của loài cây khác là ví dụ minh chứng của hình thức cách li sinh sản nào?
A. Cách li tập tính.
B. Cách li cơ học.
C. Cách li nơi ở.
D. Cách li thời gian.
Câu 24: Chuyển đời sống dưới nước lên cạn là bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của sinh giới xảy ra ở đại nào?
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Nguyên sinh.
C. Đại Tân sinh.
D. Đại Trung sinh.
Câu 25: Trong điều kiện môi trường tối ưu, quần thể tăng trưởng theo đường cong tăng trưởng dạng
A. chữ L.
B. chữ J.
C. chữ S.
D. chữ Z.
Câu 26: Nhân tố chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường là
A. di-nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.
B. đột biến.
C. giao phối không ngẫu nhiên.
D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 27: Với loài kiến nâu, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra toàn là cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực là ví dụ chứng tỏ nhân tố nào đã ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính?
A. Dinh dưỡng.
B. Nhiệt độ.
C. Sinh thái sinh sản.
D. Tập tính sinh sản.
Câu 28: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo (người cổ) là loài
A. H.neanderthalensis.
B. H.habilis.
C. H.sapiens.
D. H.erectus.
Câu 29: Quần thể bị suy thoái khi
A. mức sinh sản + xuất cư = mức tử vong + nhập cư.
B. mức sinh sản + nhập cư < mức tử vong + xuất cư.
C. mức sinh sản + nhập cư = mức tử vong + xuất cư.
D. mức sinh sản + nhập cư > mức tử vong + xuất cư.
Câu 30: Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia thành các giai đoạn theo trình tự sau
A. Tiến hóa tiền sinh học ⇒ tiến hóa hóa học ⇒ tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa hóa học ⇒ tiến hóa tiền sinh học ⇒ tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa sinh học ⇒ tiến hóa hóa học ⇒ tiến hóa tiền sinh học.
D. Tiến hóa tiền sinh học ⇒ tiến hóa sinh học ⇒ tiến hóa hóa học.
(Đề gồm 30 câu trắc nghiệm)
Câu 1: (0,3 điểm) Nơron có chức năng
A. cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
B. phân tích và trả lời các kích thích.
C. thu nhận các kích thích và dẫn truyền xung thần kinh.
D. thu nhận và xử lí thông tin.
Câu 2: (0,4 điểm) Số lượng nơron trong não bộ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm số lượng nơron của toàn bộ hệ thần kinh người ?
A. 85%
B. 90%
C. 50%
D. 75%
Câu 3: (0,3 điểm) Ở nơron, eo Răngviê là cấu trúc nằm giữa các
A. cúc xináp.
B. sợi trục.
C. bao miêlin.
D. sợi nhánh.
Câu 4: (0,4 điểm) Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Con người có ... dây thần kinh tủy.
A. 12
B. 24
C. 31
D. 62
Câu 5: (0,3 điểm) Rễ sau của tủy sống có vai trò
A. dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương thần kinh.
B. dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp ứng.
C. dẫn truyền xung thần kinh vận động từ cơ quan đáp ứng về trung ương thần kinh.
D. dẫn truyền xung thần kinh vận động từ các thụ quan về trung ương thần kinh.
Câu 6: (0,3 điểm) Hiện tượng loạng choạng, chân nam đá chân chiêu ở người say rượu có liên quan mật thiết đến sự rối loạn hoạt động chức năng của phần não nào ?
A. Đại não
B. Tiểu não
C. Tủy sống
D. Trụ não
Câu 7: (0,3 điểm) Ở não người, nằm liền sau trụ não là bộ phận nào ?
A. Tiểu não
B. Não trung gian
C. Đại não
D. Tủy sống
Câu 8: (0,3 điểm) Ở trụ não, chất trắng có vai trò quan trọng nhất là gì ?
A. Dự trữ
B. Xử lý thông tin
C. Bảo vệ
D. Dẫn truyền
Câu 9: (0,4 điểm) Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Ở người, hầu hết các đường thần kinh cảm giác từ dưới đi lên hoặc các đường vận động từ trên đi xuống khi qua ... đều bắt chéo sang phía đối diện.
A. tiểu não
B. trụ não
C. đại não
D. não trung gian
Câu 10: (0,4 điểm) Vỏ não người gồm có mấy lớp ?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 7
Câu 11: (0,4 điểm) Vùng vị giác nằm ở thùy nào của vỏ não ?
A. Thùy thái dương
B. Thùy đỉnh
C. Thùy trán
D. Thùy chẩm
Câu 12: (0,4 điểm) Trong các bộ phận dưới đây của não bộ, bộ phận nào nằm ở trên cùng ?
A. Đồi thị
B. Cầu não
C. Hành não
D. Não giữa
Câu 13: (0,4 điểm) Ở mỗi bán cầu đại não, rãnh thái dương là ranh giới phân chia giữa mấy thùy ?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 14: (0,3 điểm) Trong hệ thần kinh sinh dưỡng, hạch thần kinh là nơi
A. tái sinh cuối sợi trục của các nơron.
B. tập trung bạch huyết.
C. chuyển tiếp giữa các nơron.
D. xử lý tạm thời các kích thích thu nhận được.
Câu 15: (0,3 điểm) Nơron sau hạch của phân hệ đối giao cảm có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Có eo Răngviê
B. Có bao miêlin
C. Sợi trục dài
D. Sợi trục ngắn
Câu 16: (0,4 điểm) Khi chịu sự điều khiển của phân hệ đối giao cảm thì
A. mạch máu ở ruột sẽ co lại.
B. nhu động ruột sẽ tăng lên.
C. phế quản nhỏ ở phổi sẽ dãn dần.
D. tuyến nước bọt sẽ giảm tiết.
Câu 17: (0,4 điểm) Thủy dịch là cấu trúc nằm liền sát với
A. màng giác.
B. dịch thuỷ tinh.
C. màng lưới.
D. màng mạch.
Câu 18: (0,3 điểm) Vào ban đêm, sự tiếp nhận kích thích về ánh sáng được thực hiện chủ yếu nhờ hoạt động của loại tế bào nào ?
A. Tế bào que
B. Tế bào nón
C. Tế bào sắc tố
D. Tế bào hạch
Câu 19: (0,3 điểm) Khi nói về tương quan số lượng tế bào nón và tế bào que trong màng lưới của cầu mắt người, điều nào sau đây là đúng ?
A. Số lượng tế bào que nhiều hơn số lượng tế bào nón
B. Số lượng tế bào nón nhiều hơn số lượng tế bào que
C. Số lượng tế bào que và tế bào nón là tương đương nhau
D. Tương quan số lượng tế bào que và tế bào nón thay đổi tùy theo từng thời điểm
Câu 20: (0,3 điểm) Loại tế bào nào dưới đây tồn tại ở màng lưới của cầu mắt người ?
A. Tế bào que
B. Tế bào hai cực
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Tế bào liên lạc ngang
Câu 21: (0,3 điểm) Ở màng lưới của cầu mắt, các tế bào nón tiếp nhận
A. các kích thích về màu sắc và hình dạng của vật.
B. mọi kích thích về ánh sáng.
C. các kích thích ánh sáng yếu và màu sắc.
D. các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
Câu 22: (0,3 điểm) Ở điểm vàng của màng lưới, bao nhiêu tế bào nón sẽ liên hệ với một tế bào hạch thông qua một tế bào hai cực ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23: (0,3 điểm) Cận thị là tật mà
A. mắt vừa có khả năng nhìn gần, vừa có khả năng nhìn xa.
B. mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
C. mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
D. mắt không còn khả năng điều tiết.
Câu 24: (0,3 điểm) Để khắc phục tật viễn thị, người ta thường đeo kính
A. hiển vi.
B. phân kì.
C. hội tụ.
D. viễn vọng.
Câu 25: (0,3 điểm) Vitamin A có nhiều trong loại thực phẩm nào dưới đây ?
A. Lòng đỏ trứng
B. Dầu gan cá
C. Cà chua
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 26: (0,4 điểm) Ở trẻ em, viêm họng thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến
A. viêm tai giữa.
B. viêm tai trong.
C. thủng màng nhĩ.
D. suy giảm thính giác.
Câu 27: (0,3 điểm) Ở khoang tai giữa, loại xương nào nằm áp sát với màng cửa bầu dục ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Xương búa
C. Xương đe
D. Xương bàn đạp
Câu 28: (0,3 điểm) Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện sai khác nhau ở những phương diện nào dưới đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Độ bền vững
C. Trung ương điều khiển
D. Sự giới hạn về số lượng
Câu 29: (0,3 điểm) Tác nhân nào dưới đây có thể gây mất ngủ ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Trà đặc
C. Thuốc lá
D. Cà phê
Câu 30: (0,3 điểm) Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự … các sự vật và hiện tượng cụ thể.
A. khái quát hóa và đơn giản hóa
B. cụ thể hóa và trừu tượng hóa
C. khát quát hóa và trừu tượng hóa
D. phân tích và trừu tượng hóa
(Đề gồm 30 câu trắc nghiệm)
Câu 1: (0,3 điểm) Trong hệ thần kinh người, cơ quan nào dưới đây thuộc bộ phận trung ương ?
A. Tủy
B. Dây thần kinh
C. Hạch thần kinh
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 2: (0,3 điểm) Dựa vào đâu để người ta phân chia hệ thần kinh thành hai loại : hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Nguồn gốc
C. Cấu tạo
D. Chức năng
Câu 3: (0,3 điểm) Bao miêlin là cấu trúc nằm ở đâu trong tế bào thần kinh ?
A. Sợi nhánh
B. Thân
C. Sợi trục
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 4: (0,4 điểm) Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy ?
A. 20 đôi
B. 36 đôi
C. 12 đôi
D. 31 đôi
Câu 5: (0,3 điểm) Các rễ sau của tủy sống còn có tên gọi khác là gì ?
A. Rễ cảm giác
B. Rễ vận động
C. Rễ trung gian
D. Rễ pha
Câu :
6: (0,3 điểm) Ở hệ thần kinh người, bộ phận nào dưới đây được cấu tạo bởi chất xám bao ngoài chất trắng ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Tiểu não
C. Tủy sống
D. Trụ não
Câu 7: (0,3 điểm) Dựa vào chức năng, dây thần kinh não được phân chia thành mấy loại ?
A. 3 loại
B. 2 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 8: (0,4 điểm) Củ não sinh tư là một bộ phận của
A. não trung gian.
B. cầu não.
C. hành não.
D. não giữa.
Câu 9: (0,3 điểm) Chim bồ câu sẽ đi lại lảo đảo, mất thăng bằng nếu bộ phận nào của trung ương thần kinh bị phá hủy ?
A. Trụ não
B. Tiểu não
C. Đại não
D. Tủy sống
Câu 10: (0,4 điểm) Vỏ não bao gồm chủ yếu là các tế bào hình
A. tháp.
B. que.
C. nón.
D. đĩa.
Câu 11: (0,4 điểm) Ở đại não, rãnh thái dương là ranh giới giữa ba thùy, thùy nào dưới đây không nằm trong số đó ?
A. Thùy chẩm
B. Thùy đỉnh
C. Thùy trán
D. Thùy thái dương
Câu 12: (0,4 điểm) Ở bán cầu đại não, vùng thị giác nằm ở thùy nào ?
A. Thùy chẩm
B. Thùy trán
C. Thùy thái dương
D. Thùy đỉnh
Câu 13: (0,4 điểm) Khi nói về tác động của phân hệ giao cảm lên các cơ quan trong cơ thể, điều nào sau đây là đúng ?
A. Làm co mạch máu ruột
B. Làm dãn mạch máu da
C. Làm tăng tiết nước bọt
D. Làm co cơ bóng đái
Câu 14: (0,3 điểm) Trung ương thần kinh của phân hệ đối giao cảm không nằm ở bộ phận nào sau đây ?
A. Tủy sống
B. Trụ não
C. Tiểu não
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 15: (0,4 điểm) Đặc điểm nào dưới đây có ở phân hệ giao cảm ?
A. Chuỗi hạch giao cảm nằm gần cơ quan phụ trách
B. Nơron sau hạch có bao miêlin
C. Trung ương thần kinh nằm ở đại não
D. Nơron trước hạch có sợi trục ngắn
Câu 16: (0,3 điểm) Trong cấu tạo của cầu mắt, bộ phận nào dưới đây có thể tích lớn nhất ?
A. Lưới nội chất
B. Dịch thủy tinh
C. Thể thủy tinh
D. Lòng đen
Câu 17: (0,3 điểm) Ở cầu mắt, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của
A. tế bào nón.
B. tế bào que.
C. tế bào hai cực.
D. tế bào hạch.
Câu 18: (0,3 điểm) Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống của câu sau : Ở cầu mắt, … là nơi đi ra của sợi trục các tế bào thần kinh thị giác.
A. điểm mù
B. điểm vàng
C. lòng đen
D. đồng tử
Câu 19: (0,3 điểm) Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ thống môi trường trong suốt của cầu mắt ?
A. Thể thủy tinh
B. Màng mạch
C. Màng giác
D. Thủy dịch
Câu 20: (0,3 điểm) Cơ quan phân tích thị giác bao gồm thành phần nào dưới đây ?
A. Vùng thị giác ở vỏ não
B. Màng lưới trong cầu mắt
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Dây thần kinh thị giác
Câu 21: (0,3 điểm) Ở màng lưới của cầu mắt, các tế bào nón tiếp nhận
A. các kích thích về màu sắc và hình dạng của vật.
B. mọi kích thích về ánh sáng.
C. các kích thích ánh sáng yếu và màu sắc.
D. các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
Câu 22: (0,3 điểm) Tật cận thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?
A. Cầu mắt dài
B. Thường xuyên nhìn vật từ xa
C. Thể thủy tinh bị lão hóa
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 23: (0,3 điểm) Loại xương nào dưới đây không nằm ở tai giữa ?
A. Xương đe
B. Xương đòn
C. Xương búa
D. Xương bàn đạp
Câu 24: (0,3 điểm) Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là
A. màng cơ sở.
B. màng tiền đình.
C. màng nhĩ.
D. màng cửa bầu dục.
Câu 25: (0,4 điểm) Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên ?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 26: (0,4 điểm) Phản xạ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện ?
A. Rụt tay khi chạm phải vật nóng
B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả cóc
C. Bỏ chạy khi gặp rắn
D. Chuẩn bị chất đốt khi đài báo bão
Câu 27: (0,3 điểm) Phản xạ có điều kiện có đặc điểm nào sau đây ?
A. Số lượng không hạn định
B. Dễ bị mất đi nếu không được thường xuyên củng cố
C. Hình thành trong đời sống cá thể
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 28: (0,4 điểm) Ví dụ nào dưới đây phản ánh vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai của con người đối với việc hình thành phản xạ có điều kiện ?
A. Đọc một câu chuyện xúc động, độc giả chảy nước mắt
B. Nhìn thấy quả chanh, cậu bé chảy nước miếng
C. Khi gió lạnh lùa qua, cô gái nổi gai ốc
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 29: (0,3 điểm) Người trưởng thành nên ngủ trung bình mấy tiếng mỗi ngày ?
A. 8 tiếng
B. 10 tiếng
C. 5 tiếng
D. 12 tiếng
Câu 30: (0,3 điểm) Đồ uống nào dưới đây có hại cho hệ thần kinh của con người ?
A. Nước khoáng
B. Nước lọc
C. Rượu
D. Nước ép hoa quả
Khoanh tròn vão chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng.
Câu 1: Cho những oxit sau: SO2, K2O, CaO, N2O5, P2O5, BaO. Dãy gồm những oxit tác dụng với H2O, tạo ra bazơ là:
A. SO2, CaO, K2O
B. K2O, N2O5, P2O5
C. CaO, K2O, BaO
D. K2O, SO2, P2O5
Câu 2: Những oxit sau: CaO, SO2, Fe2O3, Na2O, CO2, P2O5. Dãy gồm nhưungx oxit tác dụng với nước tạo ra axit là:
A. CaO, SO2, Fe2O3
B. SO2, Na2O, CaO
C. SO2, CO2, P2O5
D. CO2, Fe2O3, P2O5
Câu 3: Cho các bazơ sau: LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3. Dãy bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm là:
A. Ca(OH)2, LiOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2
B. Ca(OH)2, KOH, LiOH, NaOH
C. KOH, LiOH, NaOH, Al(OH)3
D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2, KOH
Câu 4: Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:
A. H2SO4, giấy quỳ tím.
B. H2O, giấy quỳ tím.
C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.
D. dung dịch HCl, giấy quỳ tím.
Câu 5: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. số gam chất tan tan trong 100 gam nước.
B. số gam chất tan tan trong 100 gam dung môi.
C. số gam chất tan tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
D. số gam chất tan tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Câu 6: Dãy hợp chất gồm các chất thuộc loại muối là:
A. Na2O, CuSO4, KOH
B. CaCO3, MgO, Al2(SO4)3
C. CaCO3, CaCl2, FeSO4
D. H2SO4, CuSO4, Ca(OH)2
II. TỰ LUẬN
Câu 7: Viết phương trình hóa học biểu diễn dãy biến hóa sau:
a) S → SO2 → H2SO3
b) Ca → CaO → Ca(OH)2
Câu 8: Ở 20ºC, hòa tan 60 gam KNO3 vào 190 gam H2O thì thu được dung dịch bão hòa. Hãy tính độ tan của KNO3, ở nhiệt độ đó.
Câu 9: Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than (chứa 95% cacbon). Những tạp chất còn lại không cháy được.
(Biết H=1, C=12, O=16, Fe=56, K=39, N=14).
Câu 1: Hãy kể 5 vật thể tự nhiên và 5 vật thể nhân tạo?
Câu 2: Cho những từ hoặc cụm từ: nhiệt độ sôi,chất, sôi, tính chất, biến đổi, nước, muối ăn (NaCl), tinh bột.hãy chọn từ hoặc cụm từ đã cho để điền vào chỗ ttrống trong các câu sau cho phù hợp:
a) Ngày nay khoa học đã biết hàng chục triệu __(1)__ khác nhau. Các chất thường gặp như __(2)__.
b) Mỗi chất đều có những __(3)__ nhất định, như nước có __(4)__ là 100ºC. Chất có thể __(5)__ thành chất khác.
Câu 3:
a) Nhiều vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất được làm từ các chất như sắt, nhôm, đồng, chất dẻo. Hãy kể ra ba loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em.
b) Hãy kể ba loại sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp địa phương.
c) Hãy kể những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khỏe của gia đình em.