Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
Việc lặp lại 2 khổ thơ ở đầu bài không đem lại sự dài dòng mà còn đem lại sự đặc sắc cho bài thơ. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ tuổi còn sống mãi. Lượm hồn nhiên, yêu đời còn mãi trong tâm trí tác giả Tố Hữu và những người đọc bài thơ này.
Việc lặp lại hai khổ thơ cuối là một điệp khúc nhằm khẳng định: Lượm vẫn còn sống mãi với mỗi chúng ta, sống mãi với quê hương, đất nước. Với hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, trong sáng, yêu đời.
Tác giả nhắc lại 2 khổ thơ đầu ở cuối bài thơ để muốn khẳng định rằng dù Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả, mọi người, quê hương, đất nước
2 khổ cuối trong bài thơ lượm của tác giả TH đã miêu tả hình ảnh chú bé lượm lặp lại nguyên vẹn 2 khổ thơ đầu . đây là một biện pháp nghệ thuật đặc sắc , đó là biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc . tác giả lặp lại 2 đoạn thơ nhằm khẳng định vs đọc giả lượm vẫn còn sống mãi vs non sông , vs đất nước , vs con người VN . lượm mặc dù đã ngã xuống nhng lạ được tác giả nói là vẫn còn sống mãi . lượm đã hòa mk vào vs quên hương đất nước. lượm đã trở nên bất tử trong lòng ông và mọi người . 2 khổ thơ này như một điệp khúc khắc sâu hhinhfanhr của lượm trong lòng người đọc . luợm như một tấm gương sáng để ta noi theo ,học hỏi lòng yêu nước , lòng dũng cảm , sự kiên cờng . lượm thể hiện mk là một cậu bé ngây thơ ,hồn nhiên ,trong sáng ngay từ đầu đoạn thơ nay kê cả khi đã ngã xống thì hình ảnh của vẫn hiện lên mãi . khép lại 2 khổ thơ rùi mà hình ảnh lượm vẫn mãi in đậm trong tâm trí em . và đoạn thơ cũng đã cho em bt lượm ko chết mà còn sống mãi.
Tác giả muốn nói rằng dù Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương, đất nước.