Phải sử dụng tài nguyên rừng hợp lí vì rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người:
+ Cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, củi, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh …
+ Có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu
+ Góp phần ngăn chặn nạ lũ lụt, xói mòn đất …
+ Ngôi nhà chung của các loài động vật và vi sinh vật
+ Nguồn gen quý giá góp phần rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
Hơn nữa, sử dụng hợp lí tài nguyên rừng cũng góp phần bảo vệ các tài nguyên khác như đất và nước
Rừng không những là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ củi, thuốc nhuộm, thuốc chừa bệnh..., mà còn giữ vai trò rất quan trọng như điều hoà khí hậu, góp phần ngăn chặn nạn lũ lụt, xói mòn đất... . Rừng là ngôi nhà chung của các loài động vật và vi sinh vật. Sinh vật rừng là nguồn sen quý giá, góp phần rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
Một phần lớn tài nguyên rừng đã bị khai thác kiệt quệ, diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Điều đó đã ảnh hường xấu tới khí hậu của Trái Đất, đe doạ cuộc sống của con người vả các sinh vật khác.
Sừ dụng hợp lí tài íiguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bào vệ và trồng rừng. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia... để bảo vệ các khu rừng quý đang có nguy cơ bị khai thác.
Việt Nam là nước có diện tích rừna lớn nhưng diện tích rừng ngày một giảm. Nhà nước Việt Nam đang rất tích cực tổ chức và động viên nhân dân trồng mới và bào vệ các khu rừng còn tồn tại.
* Đất là rừng là 2 thành phần quan trọng của trái đất và con người
Đất và rừng cung cấp một lượng dồi dào tài nguyên cho con người
Đất và rừng là sự sống của con người
Thiếu rừng thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng: bầu không khí bị ô nhiễm, xói mòn, sạc lở,,..
Thiếu đất : thiếu chỗ ở, thiếu đất canh tác
Vì vậy ta cần bảo vệ, khai thác, sử dụng đất và rừng một cách hợp lí.
* Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trên toàn thế giới. Một số nước như Hoa Kì, Nga, các nước Châu Âu, Australia... (chủ yếu là các nước phát triển) có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu tốt, đất đai phì nhiêu; trong khi đó một số nước khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ Latin lại thường có ít tài nguyên thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt và đất đai kém phì nhiêu. Mặc dù tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng và thậm chí là vô tận (đối với các nguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu không biết sử dụng chúng một cách hợp lí thì đến một lúc nào đó sẽ vượt quá khả năng tự phục hồi và tái tạo của các nguồn tài nguyên phục hồi và sự cạn kiệt tăng nhanh của các nguồn tài nguyên không phục hồi. Vì vậy vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên có một ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn. Chỉ có như vậy thì mới bảo đảm sự phát triển bền vững.