1. Nguyên nhân vào năm 1917 nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng :
* Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917 : Trước cách mạng nước Nga là nước quân chủ
chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng. Kinh tế bị kìm hãm, công nông nghiệp còn rất lạc hậu, đời sống
của người dân Nga thấp nhất châu Âu. Vì thế cần có một cuộc cách mạng dân chủ tư sản để xóa đi sự
cản trở phong kiến mở đường cho nước Nga phát triển.
* Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10/1917 : Sau khi Cách mạng tháng 2/1917 thắng lợi, hình
thái hai chính quyền song song tồn tại. Chính phủ lâm thời tư sản Nga không triệt để xóa phong kiến mà còn cấu kết với quý tộc phong kiến tiếp tục chiến tranh với Đức. Do vậy, muốn giải phóng mọi sự
cản ngại nước Nga phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản lật đổ chính phủ tư sản, thiết lập nhà nước
công nông tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Giành chính quyền bằng con đường hòa bình :
- Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình hình 2 chính quyền song song tồn tại:
Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân binh lính, đứng đầu là xô viết Pêtơrôgrat.
- Lê-nin đưa ra luận cương tháng Tư, chỉ rõ nhiệm vụ là chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang
cách mạng xã hội chủ nghĩa, chủ trương "tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời" và đưa ra khẩu
hiệu "Tất cả chính quyền về tay các Xô viết".
- Lúc này giai cấp tư sản chưa sử dụng bạo lực chống lại cách mạng; vũ khí ở trong tay nhân
dân, sức mạnh ở về phía quần chúng; và Đảng Bônsêvích hoạt động công khai nên có thể giành chính
quyền bằng con đường hoà bình. Tuy nhiên đây là điều kiện quí và hiếm nên Lê-nin cũng chủ trương
phải chuẩn bị lực lượng vũ trang để khi cần thiết thì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền .
- Giành chính quyền bằng con đường hoà bình, trước hết là đấu tranh chính trị, bãi công, biểu
tình, tuần hành gây sức ép, từng bước vạch mặt bọn Mensêvích và Xã hội cách mạng, vạch mặt
Chính phủ lâm thời, đòi chính phủ thực hiêṇ: “hòa bình, ruôṇg đất, bánh mì”, làm cho Chính phủ lâm
thời khủng hoảng, phải từ chức, chuyển giao "Tất cả chính quyền về tay các Xô viết" .
- Bước thứ hai là đấu tranh trong nội bộ các xô viết, bãi miễn bọn Mensêvích, đưa những người
Bônsêvích lên nắm các Xô viết. Như thế, hoàn thành giành chính quyền bằng con đường hoà bình,
không đổ máu.