Vì thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước.
#Tham khảo
Mỗi công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, vì thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước.
Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước. Hơn nữa, để nhà nước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định. Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được. Tính bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau:
Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế…Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện.
Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điệu kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện.
Điều 17 Luật quản lý Thuế 2019 có hiệu lực ngày 1/7/2020 quy định một số nghĩa vụ cơ bản của người nộp thuế như sau:
+ Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
+ Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.