ý 1
Từ năm 1992, các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mêkông đã tham gia một chương trình tổng thể về hợp tác kinh tế với sự hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển khác. Việc mở rộng sự liên kết giữa các nền kinh tế tại các quốc gia Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng có thể nâng cao tốc độ tăng trưởng chung và cải thiện sự ổn định trong khu vực. Chương trình này tạo ra lợi ích đáng kể cho các quốc gia cùng chia sẻ dòng sông Mêkông. Các cơ hội và tăng trưởng kinh tế được nâng cao đáng kể, và tỷ lệ nghèo đói đã giảm còn một nửa. Vào cuối năm 2009, các đối tác phát triển đã cung cấp hỗ trợ tài chính, với hỗ trợ chính thức của các nhà tài trợ gần đạt mức 3,5 tỉ USD.
Chúng ta cần có những phương án mang tính toàn cầu để tiến hành quản lý giám sát tài chính, giải quyết vấn đề ô nhiễm, chống lại chủ nghĩa khủng bố. Những thách thức này cần có sự hợp tác chung của toàn thể các nước trên thế giới.