Văn bản ngữ văn 7

thanh tuyen Nguyen

vì sao bài thơ Sông Núi Nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?

so sánh cụm từ"ta với ta"trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang và bạn đến chơi nhà

cảm nghĩ về tình bạn trong bài thơ bạn đến chơi nhà (viết khoảng 10 câu)

hình ảnh người phụ nữ trong bài bánh trôi nước và trong những bài ca dao em đã học có gì giống nhau

 

 

 

'

 

Trần Ngọc Định
20 tháng 10 2016 lúc 18:54

Bài thơ '' Sông núi nước Nam '' đc coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vì :

- Ý 1 ( Hai câu đầu ) : Nước Nam là của người Nam . Điều đó đã đc sách trời định rõ . => Sự khẳng định chủ quyền dân tộc

- Ý 2 ( Hai câu cuối ) : Kẻ thù ko đc xâm phạm , xâm phạm thì thế nào cũng chuốc lấy bại vong .

=> Tuyên ngôn độc lập : Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định ko một thế lực nào đc xâm phạm .

Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự

gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

 

 

Bình luận (2)
Trần Ngọc Định
20 tháng 10 2016 lúc 19:02

Hình ảnh người phụ nữ trong bài '' Bánh trôi nước '' và những bài ca dao em đã học giống nhau là :

- Đều nói về số phận bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến .

- Người phụ nữ trong xã hội xưa ko có quyền quyết định cuộc sống của mk

Cảm nghĩ về tình bạn trong bài thơ '' Bạn đến chơi nhà ''

Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.

 

Bình luận (0)
trần thôn nữ
27 tháng 10 2016 lúc 18:59

câu `1

''nam quốc sơn hà'' được xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước việt nsm bởi vì bài thơ này đã khẳng định rõ nước việt nam là của người việt nam chứ không phải của ai khác. đồng thời bài văn này còn thể hiện rõ sự hùng hồn, đanh thép trong việc chống giặc ngoại xâm dành độc lập cho đất nước vn. và đây cũng là bài thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, nêu cao sự độc lập của nước ta

okchúc bạn làm bài tốt

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tâm
7 tháng 12 2017 lúc 11:05

1.vì: -bài thơ khẳng định được chủ quyền lãnh thổ của dân tộc
-khẳng định ý chí bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta
-khẳng định tinh thần yêu nước

2.Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta giống nhau về hình thức
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

3.Bài thơ " bạn đến chơi nhà " của Nguyễn Khuyến - nhà thơ kiệt xuất của thể thơ trung đại Việt Nam đã viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nhưng có sự sáng tạo rất độc đáo . Khi có ông bạn già tới chơi nhà , Nguyễn Khuyến đáng lẽ phải tiếp đãi bạn một bữa ăn thịnh soạn , chu đáo nhưng ông đã tạo ra một tình huống trớ trêu : mọi thứ tưởng chừng có tất cả nhưng lại ở hình thức tiềm ẩn . Qua đó thể hiện cuộc sống dân dã của ông cũng như sự hóm hỉnh , dí dỏm đến tột độ . Nhưng ở câu thơ cuối :" ta với ta " hay và ý nghĩa hơn cả thể hiện rằng , tình bạn chân thực của đôi bạn già sẽ vượt qua tất cả khó khăn , thiếu thốn vật chất . Qua bài thơ này , em thấy càng quí trọng tình bạn hơn .

4.Lẽ ra với vẻ đẹp nhan sắc như thế người phụ nữ phải được sống sung sướng hạnh phúc, trái lại họ gặp nhiều bất hạnh, tai hoạ, sóng gió của cuộc đời, họ long đong lận đận chìm nổi giữa cuộc đời . không đc quyết định cuộc đời của mình , ko biết số phận lênh đênh , chìm nổi ,...sẽ đi về đâu .

tích cho mik nha

Bình luận (0)
Sơn Quỳnh
25 tháng 12 2017 lúc 8:25

bài thơ Sông Núi Nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vì bài thơ đã khẳng định được nền độc lập chủ quyền của Việt Nam: nước Nam có sông núi riêng, có lảnh thổ riêng, có nền độc lập chủ quyền riêng, có vua nước Nam là người đứng đầu cai quản. Bài thơ còn nói nên tiếng cảnh báo đanh thép, lời nói quyết tâm bảo vệ đất nước trước kể thù xâm lược.

Bình luận (0)
Ly Lươn Lẹo
7 tháng 11 2021 lúc 20:23

bài thơ Sông núi nước Nam đc coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nc ta vì bài thơ này khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đất nc và nêu cao ý chí quyết tâm trc mọi kẻ thù xâm lược

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
Xem chi tiết
Minh Thư
Xem chi tiết
Dương Thị Tuyết Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Hợp Nguyễn Danh
Xem chi tiết
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết